xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Bom nước” đe dọa

Bài và ảnh: TRẦN THƯỜNG

Dù siêu bão Haiyan chưa đổ bộ vào đất liền nhưng những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có mưa lớn, hầu hết các hồ thủy lợi đã tích đầy nước, đe dọa đến sự an toàn cho hạ du

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam, trên địa bàn hiện có 53/73 hồ chứa đã tích đầy nước, 20 hồ còn lại đã tích từ 70%-80% dung tích. Riêng các hồ Việt An, Vĩnh Trinh, Phú Lộc đã thực hiện điều tiết xả nước qua tràn xả sâu.

Nhiều hồ ở ngưỡng tràn

Mức nước ở các hồ thủy điện lớn tại Quảng Nam đang đạt đỉnh. Theo ghi nhận của chúng tôi vào sáng 10-11, tại huyện Bắc Trà My có mưa lớn, mực nước ở thủy điện Sông Tranh 2 đã xấp xỉ đạt ngưỡng tràn.
 
Ông Nguyễn Văn Lân, Phó Giám đốc Công ty Thủy điện Sông Tranh 2, cho biết mực nước đo được lúc 15 giờ ngày 10-11 là 159 m/161 m (cao trình ngưỡng tràn). Trong khi lượng nước về đập là 397 m3/giây, vì vậy công ty phải vận hành phát điện tối đa 2 tổ máy với lưu lượng 230 m3/giây. Ông Lân cho biết đã mở sẵn 6 cửa xả, nếu nước lớn sẽ tự động chảy qua tràn.
 
Ông Võ Tấn Dũng, Phó Ban Quản lý Thủy điện Đắk Mi 4, cho biết mực nước hồ đo được vào chiều 10-11 là 255,71 m/258 m. Thủy điện này đang xả điều tiết 3 cửa tràn với lưu lượng từ 180 đến 270 m3/giây. Tại hồ A Vương, mực nước đo được lúc 18 giờ ngày 9-10 là 376,58 m/380 m, lưu lượng nước về 45 m3/giây, lưu lượng xả 455 m3/giây, phát điện 78 m3/giây.
 
img
Thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ điều tiết vào sáng 10-11
 
Ông Nguyễn Hoài Phương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Nam, lo ngại dù các hồ thủy lợi trên địa bàn chưa xảy ra vấn đề nghiêm trọng, tuy nhiên, nhiều hồ thủy lợi vừa và nhỏ hiện đã đầy tràn có nguy cơ mất an toàn. Theo ông Phương, nguyên nhân do những hồ này được xây dựng đã lâu nên các hạng mục xuống cấp gây mất an toàn.
 
 “Khó khăn lớn nhất hiện nay chính là kinh phí để sửa chữa, tu bổ các hồ xuống cấp. Chúng tôi đã kiến nghị và đang chờ kinh phí để sửa chữa, gia cố lại các hồ thủy lợi này” - ông Phương nói.

Ăn ngủ không yên

Ông Phan Đức Tính, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, cho biết theo số liệu đo được vào chiều 10-11, mực nước tại sông Vu Gia đã xuống dưới mức báo động 1. Hiện trên địa bàn huyện Đại Lộc có mưa nhỏ, tuy nhiên, UBND huyện Đại Lộc cũng đã chuẩn bị các phương án đối phó, đồng thời thông báo cho người dân chủ động đề phòng mưa lũ.

Theo ông Tính, huyện Đại Lộc chỉ có vài thủy điện nhỏ nhưng là một trong những địa phương chịu sự tác động lớn từ các thủy điện của tỉnh Quảng Nam. Trong năm nay, huyện Đại Lộc liên tục hứng chịu các đợt lũ lớn do thủy điện xả lũ, điều này gây thiệt hại rất lớn cho đời sống người dân.

Ông Tính cho biết để kịp thời đối phó với các hồ thủy điện xả lũ, 2 năm gần đây, nhiều ngôi làng đã lắp hệ thống “còi hụ cảnh báo xả lũ”. Theo quy trình, khoảng 2-3 giờ trước khi thủy điện xả lũ, các còi hụ công suất lớn sẽ phát cảnh báo để người dân có phương án di tản. Ngoài ra, tại các thôn, xã còn bố trí các loa phát thanh thông báo đến các hộ dân mỗi khi thủy điện xả lũ…

Tuy nhiên, những chiếc còi hụ báo xả lũ lại trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân nơi đây. “Dân ở đây ăn ngủ không yên với tiếng còi báo xả lũ. Nhiều lúc trời đang nắng, đang làm việc ngoài đồng nghe tiếng còi hụ, chúng tôi phải bỏ chạy về nhà canh lũ. Đến nỗi nằm ngủ cũng mơ thấy tiếng còi báo xả lũ” - một người dân xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc bức xúc.

Trong đợt các thủy điện xả lũ vừa qua, hàng ngàn hộ dân trong vùng bị hoảng loạn vì tin đồn “vỡ đập thủy điện Đắk Mi 4”. “Lúc đó, trời không mưa nhưng mực nước sông Vu Gia lên rất nhanh gây ngập nhiều nhà cửa. Nghĩ là đập thủy điện bị vỡ nên chúng tôi sợ hãi, dọn đồ lên núi tránh. Bà con trong xóm dắt trâu bò, lợn gà… chạy lũ” - anh Nguyễn Yên, ngụ xã Đại Hồng, kể.
 

Cần xây dựng các hồ chứa lũ

Theo ông Phan Đức Tính - Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - việc hàng loạt thủy điện được xây dựng phía thượng nguồn gây thiệt hại cho người dân vùng hạ du là quá rõ ràng. Tuy nhiên, việc yêu cầu thủy điện bồi thường thiệt hại cho người dân lại rất khó. Theo ông Tính, các dự án thủy điện không có hồ chứa lũ nhưng vẫn được phê duyệt. “Chúng tôi đang kiến nghị nhà nước đền bù thiệt hại cho người dân do thủy điện gây ra. Cần xây dựng hồ chứa lũ để tránh hậu quả về lâu dài cho người dân và địa phương. Ngoài ra, các thủy điện cần phải có trách nhiệm với vùng hạ du” - ông Tính nói.

Quảng Ngãi: Nhiều hồ đập vượt tràn

Theo báo cáo của Ban Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi, toàn tỉnh hiện có 77/117 hồ chứa nước đã vượt tràn sau khi cơn bão Haiyan đi qua. Số còn lại đã tích nước từ 60%-80% dung tích thiết kế. Riêng hồ chứa nước Đá Bàn (xã Đức Tân, huyện Mộ Đức) đã vượt tràn khoảng 20 cm, có thể gây nguy hiểm cho các hộ dân vùng hạ du.

Ngay trong sáng 10-11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Phạm Trường Thọ đã đi kiểm tra một số hồ đập xuống cấp trên địa bàn tỉnh, đồng thời yêu cầu đơn vị chủ quản và các địa phương phải theo dõi sát mực nước ở các hồ chứa để chủ động ứng phó.
 T.Trực

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo