xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Buýt đường sông sắp vận hành

Bài và ảnh: GIA MINH

Sau nhiều năm nghiên cứu, việc đưa vào vận hành 2 tuyến buýt đường sông tại TP HCM mới bắt đầu rục rịch

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM phối hợp cơ quan liên quan đã kết thúc đàm phán dự thảo hợp đồng BOO (hình thức đối tác công - tư) dự án đầu tư 2 tuyến vận tải hành khách công cộng (HKCC) đường thủy nội địa với Công ty TNHH Thường Nhật. Các nội dung đã thống nhất trong dự thảo sau khi đàm phán được báo cáo UBND TP xem xét, quyết định việc ký kết thỏa thuận đầu tư làm cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo.

Đột phá trong giao thông thủy

Năm 2010, UBND TP HCM thông qua đề xuất của Công ty TNHH Thường Nhật mở thí điểm 2 tuyến vận tải HKCC trên sông Sài Gòn và giao các đơn vị nghiên cứu, thực hiện dự án. Tuy nhiên, đến năm 2012, Công ty TNHH Thường Nhật xin tạm dừng dự án. Đến tháng 7-2015, dự án một lần nữa được các đơn vị đề xuất và UBND TP thông qua, tiếp tục giao các đơn vị nghiên cứu, trong đó có đánh giá về việc tận dụng lợi thế sông, rạch chằng chịt của TP.


Lãnh đạo UBND TP HCM xem mô hình tàu vận tải hành khách công cộng đường thủy nội địa

Lãnh đạo UBND TP HCM xem mô hình tàu vận tải hành khách công cộng đường thủy nội địa

Theo những nội dung đã thống nhất, 2 tuyến vận tải HKCC sẽ hoạt động trên sông Sài Gòn với tổng chiều dài khoảng 21 km. Tuyến số 1 đi từ bến Bạch Đằng (quận 1) đến Linh Đông (quận Thủ Đức), dài khoảng 10,8 km với 7 trạm dừng thuộc các quận 1, 2, Bình Thạnh và Thủ Đức. Tuyến số 2 đi từ bến Bạch Đằng (quận 1) đến Lò Gốm (quận 8), dài 10,3 km.

Trong 2 năm đầu, giá vé 15.000 đồng/người/lượt và sau đó điều chỉnh dựa vào tình hình thị trường. Thời gian khai thác, vận hành 2 tuyến này là 50 năm và TP không đầu tư công trình nào trong dự án. Sau thời gian khai thác, nhà đầu tư thu hồi các hạng mục kinh doanh, tài sản đã đầu tư và bàn giao lại mặt bằng, công trình xây dựng cơ bản cho TP.

Cần kết nối với đường bộ

Trao đổi với phóng viên, ông Phan Công Bằng, Trưởng Phòng Quản lý vận tải thủy Sở GTVT TP HCM, cho biết chiều 22-3, các đơn vị đã báo cáo dự thảo dự án với UBND TP và đã được phê duyệt. Theo ông Bằng, dự án được triển khai đúng tiến độ và hiện các đơn vị đã bàn giao sơ bộ mặt bằng cho nhà đầu tư xây dựng bến bãi. Tuyến số 1 dự kiến khai thác trong tháng 6-2017, tuyến số 2 có thể đến năm 2018.

Ông Bằng nhận định ngoài việc giảm áp lực cho giao thông đường bộ, buýt đường sông còn giúp phát triển du lịch sông ngòi, tạo mỹ quan đô thị cho TP. Bên cạnh đó, thời gian di chuyển của loại hình vận tải này tương đối chính xác, chạy đúng lộ trình nên sẽ thu hút người dân. Thuận lợi là luồng tuyến ổn định, bến bãi đã có kế hoạch tạo khả năng tiếp cận, kết nối tốt với giao thông bộ.

Theo một cán bộ Sở GTVT TP, dự án được đề xuất từ nhiều năm trước nhưng đến nay mới bắt đầu rục rịch bởi vướng rất nhiều thủ tục. Lúc đầu, nhà đầu tư đề xuất đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Sau nhiều lần nghiên cứu, lấy ý kiến từ các bên, dự án được đề xuất đầu tư theo hình thức xã hội hóa. Thế nhưng, khi có hình thức đầu tư BOO, các đơn vị thống nhất đầu tư theo phương án này và dần hoàn thiện hơn các nội dung để xây dựng dự án. Đây là thời điểm chín muồi và phù hợp để triển khai thực hiện do đã hoàn thiện về việc đánh giá tính khả thi của dự án này.

Một số chuyên gia giao thông đánh giá hiệu quả trước mắt của dự án là giúp giảm tải cho giao thông đường bộ dù thời gian đầu có thể ít khách. Để phát huy hiệu quả, TP cần có phương án kết nối giữa đường bộ và đường thủy, thông qua hệ thống xe buýt, bến bãi…

Tập trung phát triển giao thông thủy

TP HCM có 112 tuyến sông, kênh, rạch với tổng chiều dài gần 1.000 km, trong đó tuyến thủy nội địa dài 574,1 km nhưng chưa được tận dụng hiệu quả. Sở GTVT TP đánh giá việc xây dựng các tuyến vận tải HKCC đường thủy nội địa ngoài việc giúp giảm áp lực cho giao thông đường bộ còn tạo bước đột phá trong khai thác giao thông thủy, thúc đẩy phát triển du lịch ven sông.

Theo ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP HCM, mục tiêu quan trọng mà TP đang hướng tới là tập trung phát triển hệ thống giao thông thủy. Ngoài 2 tuyến buýt đường sông này, Sở GTVT TP đang tập trung các dự án nạo vét, khai thông các luồng đường thủy, đặc biệt là tại đoạn qua quận 9 để gắn kết sông Sài Gòn với sông Đồng Nai.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo