xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cà Mau bị lún nặng

CA LINH

Nạn khai thác nước ngầm, phá rừng đang nhấn chìm bán đảo Cà Mau xuống dưới mực nước biển nếu các biện pháp đối phó không được nhanh chóng triển khai

Ngày 17-6, Bộ NN-PTNT phối hợp với Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy (NGI) công bố giai đoạn 1 dự án nghiên cứu về "sự sụt lún đất của bán đảo Cà Mau". Nhiều đại biểu tham gia hội thảo cho rằng tình trạng mất đất tại bán đảo Cà Mau dẫn đến nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của một khu vực rộng lớn.

img
Một vụ sạt lở ven sông ở Cà Mau Ảnh: Duy Nhân

Bờ biển bị xói lở

Nghiên cứu của NGI cho thấy từ năm 1998 - 2013, tốc độ sụt lún mặt đất tại Cà Mau từ 30 - 80 cm/năm. Trong 25 năm tới, tốc độ này dự báo sẽ tăng từ 90 - 150 cm/năm và trong 50 năm tới sẽ là 120-210 cm/năm. Theo TS Kjell Karlsrud, chuyên gia của NGI, việc khai thác nước ngầm là nguyên nhân gây ra sụt lún và sạt lở ở Cà Mau. Vấn đề sụt lún không chỉ giới hạn ở Cà Mau mà còn xảy ra ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Theo thống kê, người dân Cà Mau sử dụng trung bình 310 lít nước/ngày, nhiều hơn so với mức tiêu thụ trung bình của cả nước từ 80 - 120 lít. Tổng lưu lượng bơm nước hiện nay ở Cà Mau là 373.000 m3/ngày đêm, với tổng số 109.096 giếng nước. "Với tốc độ khai thác nước ngầm như vậy thì trung bình mỗi năm Cà Mau bị sụt lún từ 1,9-2,8 cm. Trong vòng vài thập kỷ tới, phần lớn tỉnh Cà Mau có thể thấp hơn mực nước biển" - TS Kjell Karlsrud cảnh báo.

Còn TS Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và Khoáng sản (VIGMR), phân tích: "Hàng loạt tác động của con người như đắp đập thủy điện ở thượng lưu, thoát lũ ra biển Tây, xây đê kè và cụm dân cư vượt lũ… là nguyên nhân gây sụt lún đất ở ĐBSCL, đặc biệt ở bán đảo Cà Mau".

Ngoài sụt lún, khu vực này đứng trước nguy cơ bị xói lở bờ biển trầm trọng. TS Phạm Trọng Thịnh, Phân viện trưởng Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ, cho biết ĐBSCL có đường bờ biển dài khoảng 768 km nhưng đã có hơn 310 km bờ biển và cửa sông bị xói lở. Trong đó, tỉnh Tiền Giang bị xói lở 42,7 km, Bến Tre hơn 29 km, Trà Vinh là 14,2 km, Sóc Trăng 18,7 km và Cà Mau là nghiêm trọng nhất với 111,6 km… "Tình trạng xói lở đã gây mất đất và mất rừng ngập mặn" - TS Thịnh kết luận.

Cần nhiều biện pháp ứng phó

Theo nhiều nhà khoa học, sụt lún kéo dài trong thời gian vài năm có thể đẩy tỉnh Cà Mau vào thảm họa. "Việc tìm nguồn nước sạch khác thay thế cho nước ngầm đang được sử dụng ở Cà Mau là khó khăn. Lựa chọn tốt nhất là lọc sạch nước trong các kênh rạch nhưng cần kinh phí đầu tư lớn" - TS Kjell Karlsrud nhận định.
 
GS-TS Nguyễn Trường Tiến, Chủ tịch Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam, đề xuất: "Có thể ứng dụng các công nghệ hiện đại để tái sử dụng nguồn nước như công nghệ tích nước mưa dưới lòng đất, việc này sẽ phục hồi mực nước ngầm, giảm tình trạng sụt lún".
 
Việc trồng rừng rất hữu ích trong việc bảo vệ bờ biển và đê biển. TS Phạm Trọng Thịnh phân tích: "Một trong những nguyên nhân làm các thành phố và thị trấn ven biển bị ngập là do hầu hết kênh rạch có những rặng dừa nước và nhiều loài cây ngập mặn khác, vốn giữ vai trò như những túi chứa nước tự nhiên, đã bị chặt phá và lấp đất để xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp…".

Hiện nay, tại một số địa phương như Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu đã thực hiện nhiều mô hình trồng rừng phòng hộ ngăn xói lở. Tuy nhiên, ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở NN-PTNT Cà Mau, đề xuất việc thực hiện các mô hình này cần các bộ, ngành, Trung ương đầu tư vì kinh phí lớn.

Theo GS-TS Nguyễn Trường Tiến, qua đo đạc, trung bình mỗi năm, TP HCM bị sụt lún đất từ 10-15 mm. Nguyên nhân do quá trình đô thị hóa làm tăng lưu lượng dòng chảy, hút nước ngầm, phát triển đô thị ở vùng trũng với độ dày đất sét cao, hệ thống thoát nước quá tải…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo