xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần công minh khi xử phạt báo chí

Bài và ảnh: NGUYỄN QUYẾT

Lẽ ra phải giải trình khi báo chí thông tin tiêu cực liên quan tới mình, cơ quan nhà nước lại là người kết luận thông tin đó đúng hay sai

Hội thảo “Chế tài hành chính về xử lý thông tin sai sự thật trên báo chí: Ai cũng được phạt báo chí?” do Trung tâm Truyền thông Giáo dục cộng đồng (MEC) tổ chức sáng 5-2 tại Hà Nội. Hội thảo nhằm góp ý kiến cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong các lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan đến hành vi đăng, phát, cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật do Bộ Tư pháp soạn thảo.

Bộ, ngành kết luận thay tòa án!

MEC dẫn chứng, theo pháp luật về báo chí hiện hành, Luật Báo chí sửa đổi năm 1999 và Quy chế 03/2007 về cải chính trên báo chí do Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành, các bộ, ngành có quyền kết luận về các nội dung báo chí nêu liên quan đến lĩnh vực quản lý của mình, từ đó có quyền yêu cầu báo chí cải chính. Theo rà soát của Bộ Tư pháp trong 53 nghị định hướng dẫn Luật Xử lý VPHC, có gần 10 nghị định do các bộ, ngành soạn thảo có chế tài xử phạt thông tin sai sự thật đối với nhà báo và cơ quan báo chí với nhiều mức phạt khác nhau.

Mới đây, Bộ Tư pháp tiếp tục lấy ý kiến dự thảo nghị định bổ sung rất nhiều quy định liên quan đến một số nghị định hiện hành, trong đó có Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong hoạt động báo chí, xuất bản. Đáng chú ý, dự thảo nghị định đề xuất Chính phủ bổ sung điều 8a trong điều 8 của Nghị định 159 với các mức phạt khá cao. Trong đó, phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi đăng, phát sai lệch các thông tin thống kê đã được cơ quan có thẩm quyền công bố; phạt tiền từ 75-100 triệu đồng đối với hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ... gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường...

 

Nhiều ý kiến cho rằng việc phân định báo chí thông tin đúng sai nên để cho tòa án phán quyết
Nhiều ý kiến cho rằng việc phân định báo chí thông tin đúng sai nên để cho tòa án phán quyết

 

Nhà báo Mai Phan Lợi, Trung tâm MEC, cho rằng từ chỗ có nghĩa vụ giải trình thông tin báo chí nêu, nay các bộ, ngành lại có quyền xác định đúng - sai và xử phạt các thông tin được cho là sai sự thật viết về ngành, lĩnh vực mình quản lý. Điều này đã gây ra sự chồng chéo trong quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí, tạo ra tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, có thể hạn chế tính phản biện, phê bình của báo chí đã được quy định tại Luật Báo chí.

Ông Đào Ngọc Tước, Phó Tổng biên tập Báo Giáo dục Việt Nam, cho rằng việc xử phạt dễ gây ra hỗn loạn. “Chúng ta có Luật Báo chí, có Luật Dân sự để xử lý các vấn đề thông tin trên báo chí sai sự thật. Tại sao chúng ta không lấy tòa án để xác định đúng sai? Nếu sai sự thật, chúng tôi phải bồi thường và bị cơ quan quản lý báo chí xử phạt sau đó. Có thể xử phạt hàng trăm triệu đồng hoặc hơn nhưng quyền quyết định phải do tòa án” - ông Tước kiến nghị.

Đề xuất xử phạt việc chậm cung cấp thông tin

Luật sư Trần Vũ Hải (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng việc xử phạt báo chí phải do Quốc hội quyết định, không thể để các bộ, ngành có công cụ “trả đũa” báo chí. Theo luật sư Trần Vũ Hải, nên có hội đồng thẩm định độc lập xác định mức độ đúng - sai của thông tin trên báo chí. Cần cân bằng chế tài đối với bên cung cấp thông tin và bên đăng tải thông tin sai sự thật. Đối với các hành vi không đúng của báo chí cần phải xử phạt có mức độ và căn cứ vào mức ảnh hưởng của tờ báo đó.

Theo nhiều nhà báo, việc báo chí thông tin sai sự thật cũng có nguyên nhân từ việc cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực không tuân thủ đúng quy định pháp luật, như chậm cung cấp thông tin, cung cấp thông tin sai hoặc không đầy đủ cho báo chí.

Tại hội thảo, hầu hết các ý kiến đề nghị bỏ tất cả các điều khoản quy định về xử phạt nhà báo, cơ quan báo chí ở 8 nghị định do các bộ, ngành ban hành, đồng thời không bổ sung điều 8a như dự thảo và không quy định thẩm quyền xác định hành vi thông tin sai sự thật cho các bộ, ngành. Đồng thời, thống nhất giao đầu mối là Bộ Thông tin và Truyền thông xác định và xử phạt hành vi thông tin sai sự thật theo Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 về xử phạt VPHC trong hoạt động báo chí, xuất bản.

Trên cơ sở này, MEC cũng đề nghị bổ sung chế tài đối với cơ quan nhà nước vào điều 9 Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về xử phạt VPHC trong hoạt động báo chí, xuất bản khi có 3 hành vi: chậm cung cấp thông tin, cung cấp thông tin sai, cung cấp thông tin không đầy đủ.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo