Mấy ngày nay, nghị trường Quốc hội sôi nổi bàn về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và Luật Đất đai 2003 - “luật mẹ” và “luật con”. Giữa dòng thời sự đó, Báo Người Lao Động có loạt bài “Đất về với nông dân”. Theo đó, lãnh đạo các tỉnh Long An, Bình Phước, Tây Ninh... vừa công bố xóa quy hoạch “treo” cho hàng ngàn hecta đất. Bà con nông dân, những chủ đất “bị treo” bao năm nay, vui như mở cờ trong bụng. Đất đang chuyển động theo hơi nóng của nghị trường và ngược lại!
Quyền của nông dân luôn bấp bênh
Khái niệm này đi đến quyền thu hồi đất, quyền định giá cũng thuộc về Nhà nước là hợp logic. Nhưng như vậy, quyền sử dụng của nông dân sẽ là logic nào? Sơ hở trên pháp lý dẫn đến chồng chéo trong quản lý: Bốn cấp chính quyền và 4 bộ cùng quản nhưng không ai là người chịu trách nhiệm trước hết và sau cùng. Đất và tài sản trên đất là hàng hóa, cho dù hàng hóa đặc biệt nhưng vẫn nằm trong phạm trù giá trị - giá trị lao động quá khứ (của kinh tế thị trường). Hiến pháp và Luật Đất đai phải làm rõ việc này mới chấm dứt tình trạng lùng nhùng hơn 20 năm qua, kể từ khi đổi mới, giao quyền sử dụng đất cho nông dân.
Quyền của nông dân đối với đất suốt từ thời kỳ đổi mới (năm 1986) đến nay luôn bấp bênh, không chính danh và nhất là nông dân nơm nớp lo sợ bị thu hồi đất. Trong khi đó, quyền của Nhà nước quy định không rõ ràng, chồng chéo, thiếu minh bạch, đặc biệt là quyền quy hoạch và thu hồi đất. Ngay như nói thu hồi đất đúng luật, mà luật là do Chính phủ trình Quốc hội, trong đó không có điều nào bó buộc Chính phủ thì khó thuyết phục.
Phải chọn dân
Trở lại chuyện các tỉnh xóa quy hoạch “treo” nhiều KCN, cụm công nghiệp, sân golf... và trả lại cho nông dân hàng ngàn hecta đất để sản xuất. Đây là việc đáng hoan nghênh và cần nhân rộng. Đó cũng là chỉ đạo của Trung ương về công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, nhưng do luật và cơ chế quản lý còn quá chồng chéo, không minh bạch, dân không có quyền về mảnh đất của mình như nói trên, đặc biệt là không có cơ quan độc lập giám sát nên mọi khuất tất đều được che đậy bằng ngôn từ “làm theo luật”, “xử đúng luật”... “Theo luật” và “đúng luật” rồi mà hàng chục năm qua, khiếu kiện về đất đai cứ dày lên, chiếm 70% các vụ việc khiếu kiện gay gắt trong xã hội, là không thể biện minh được.
Cần nói thêm, tình trạng các khu quy hoạch kinh tế, kể cả khu dân cư, đô thị mới, sân golf... bị bỏ hoang không đơn thuần là do suy thoái kinh tế thế giới mà chính là do cung, cầu. Tuy đây là vấn đề năng lực làm quy hoạch nhưng nó cũng góp phần làm căng phình bong bóng bất động sản và gây bức xúc nhân tâm.
Mất đất là thất nghiệp Định giá cũng là vấn đề phức tạp. Hầu hết định giá bồi hoàn là thấp, nhất là đất nông nghiệp. Cho dù sát giá, cao hơn giá thị trường nhưng mất đất là thất nghiệp. Bài học nhãn tiền ai mà không sợ, nên càng về sau, dân càng phản ứng việc thu hồi đất cho các dự án.
Cái “chết” của bất động sản hiện nay một phần có giá đất, nhà đầu tư và “nhà cò” đều “thổi lên” để được giá bán - đền bù, được vay khối tiền lớn, nhất là được lãi “khủng” sau khi thu hồi về cho dự án. Hệ quả là như “cái ống tre trên tay con đười ươi” nhà đầu tư hay như xác pháo dưới chân nông dân sau tiệc mừng bán đất, tiêu hết đống tiền mà không tạo được nghề mới. Trong khi đó, kẻ “lẹ tay” đã ôm khối tiền lớn lặn mất tăm. |
Bình luận (0)