xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần xử lý hình sự vụ mất nguồn phóng xạ ở Vũng Tàu

V.Duẩn-N.Quyết

(NLĐO)- Bộ trưởng KH-CN Nguyễn Quân cho rằng lỗi vi phạm trong vụ mất nguồn phóng xạ ở Vũng Tàu là cố ý, rất nặng nên thậm chí cần phải xem xét xử lý hình sự.

ĐB Đỗ Mạnh Hùng: Có những cơ quan quản lý chủ trì thuộc Bộ KH-CN đã gợi ý, thậm chí tự đưa ra quy định các nhà khoa học phải trích nộp 25-30%
ĐB Đỗ Mạnh Hùng: Có những cơ quan quản lý chủ trì thuộc Bộ KH-CN đã gợi ý, thậm chí tự đưa ra quy định các nhà khoa học phải trích nộp 25-30%

Sáng nay 12-6, chất vấn Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Nguyễn Quân, đại biểu (ĐB) Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) hỏi về việc sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học thiếu công khai, minh bạch. Có những cơ quan quản lý chủ trì thuộc Bộ KH-CN đã gợi ý, thậm chí tự đưa ra quy định các nhà khoa học phải trích nộp 25-30%. Đại biểu Hùng cũng đặt vấn đề về giải pháp, trách nhiệm của Bộ trưởng về việc thời gian vừa qua để xảy ra nhiều vụ mất nguồn phóng xạ gây hoang mang trong dư luận.

Trả lời đại biểu về việc có hay không việc gợi ý ăn chia trong nghiên cứu đề tài khoa học, Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định: "Cho đến giờ phút này, chưa có ai phản ảnh với tôi và cung cấp những bằng chứng về việc này". Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng khẳng định: "Tôi xin đảm bảo với đại biểu là nếu có hiện tượng này, các đại biểu có thể chuyển cho tôi địa chỉ, tôi sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật".

“Những người làm sai, những người cố tình lợi dụng vị trí của mình để thực hiện những hành vi tham nhũng sẽ bị xử lý nghiêm minh”- ông Quân hứa.

Về việc mất nguồn phóng xạ, Bộ trưởng cho biết trong 5 năm gần đây có 4 vụ mất nguồn phóng xạ và đến nay mới thu hồi được 2 nguồn và 2 nguồn phóng xạ mất vẫn chưa thu hồi được. Tuy nhiên 2 phóng xạ bị mất có nguồn hoạt độ thấp nên chưa gây ra tác hại lớn.

Tuy nhiên, ông Quân thừa nhận có trách nhiệm về quản lý nhà nước của bộ mình. Bộ trưởng Quân cũng cho biết các văn bản bộ ban hành khá đầy đủ để quản lý “thế nhưng khâu kiểm tra, giám sát, thanh tra hàng năm chúng tôi làm chưa thật đầy đủ” bởi lý do theo Bộ trưởng Nguyễn Quân giãi bày là “lực lượng thanh tra rất mỏng”.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, ở nước ta có hơn 3.000 cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ nhưng hàng năm chỉ thanh tra được 150 cơ sở. Tuy nhiên khi xảy ra sự cố mất nguồn phóng xạ thì bộ đã nhanh chóng phối hợp với các tỉnh, sở KH-CN địa phương để truy tìm.

img

Dẫn vụ mất nguồn phóng xạ ở Bà Rịa-Vũng Tàu mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết cơ sở này sử dụng nguồn phóng xạ nhưng không cho người vận hành được đi đào tạo, không có chứng chỉ để sử dụng, khi tháo lắp ra để sửa chữa không báo cáo với cơ quan quản lý. Đây là lỗi rất nặng vì cố tình vi phạm. Bộ đã xử phạt đơn vị để mất phóng xạ với mức xử phạt cao nhất hiện nay là 80 triệu đồng.

“Cộng 3-4 tội lại mới xử phạt được 80 triệu đồng. Mức chế tài này rất thấp, không đủ sức răn đe. Cần phải nâng mức xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí phải xem xét xử lý hình sự với những hành vi này để đủ sức răn đe” - ông Quân đề nghị.

Ngoài ra Bộ trưởng Quân cũng hứa với vai trò quản lý nhà nước thì cũng sẽ tăng cường công tác thanh, kiểm tra, đào tạo cấp chứng chỉ cho những người quản lý, sử dụng nguồn phóng xạ và ngăn chặn việc thất thoát các nguồn phóng xạ. Gần đây Bộ đã ban hành thông tư quản lý các nguồn phóng xạ di dộng, theo đó quy định phải gắn thiết bị định vị cho các nguồn phóng xạ này, và thông qua hệ thống quản lý vệ tinh, chúng tôi có thể kiểm soát được nguồn phóng xạ di động mà các doanh nghiệp sử dụng đang ở đâu.

“Và khi xảy ra hiện tượng bị mất hay thất lạc nguồn phóng xạ thì chúng tôi hoàn toàn có thể tìm được một cách nhanh chóng. Chúng tôi sẽ sớm báo cáo với QH về kết quả kiểm soát nguồn phóng xạ này”- Bộ trưởng Nguyễn Quân cho hay.

ĐB Nguyễn Mạnh Cường: Bao giờ chấm dứt tình trạng đề tài khoa học xếp ngăn kéo?
ĐB Nguyễn Mạnh Cường: Bao giờ chấm dứt tình trạng đề tài khoa học xếp ngăn kéo?

Chất vấn Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Nguyễn Quân sáng nay 12-6, đại biểu (ĐB) Nguyễn Mạnh Cường hỏi: Nhà nước bình quân chi khoảng 1.300 tỉ/năm cho nghiên cứu KH-CN nhưng tình trạng đề tài nghiên cứu xong rồi xếp ngăn kéo là khá nhiều. Nguyên nhân và trách nhiệm của Bộ trưởng? Bao giờ chấm dứt tình trạng đề tài khoa học xếp ngăn kéo?

Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết hàng năm ngân sách nhà nước chi cho nghiên cứu khoa học công nghệ từ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh là khoảng trên dưới 3.000 tỉ đồng.

Giải thích thuật ngữ “đề đài xếp ngăn kéo”, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng có 3 loại. Thứ nhất là nghiên cứu cơ bản, “về cơ bản là xếp ngăn kéo” - ông Quân nói và giải thích là do những đề tài này “đi trước thời đại”. Và những đề tài này phải nằm trong ngăn kéo để chờ đợi trình độ phát triển của xã hội đến một mức độ nhất định mới ứng dụng được.

“Báo cáo với QH là chất bán dẫn được người Mỹ phát minh ra từ đầu thập kỷ 50 nhưng phải nằm ngăn kéo đến đầu thập kỷ 60, khi người Nhật mua sáng chế đó thì nó mới trở thành một sản phẩm hàng hóa và ngày nay nó đóng góp cho thế giới mỗi năm hơn 20 ngàn tỉ USD. Vì thế những đề tài nghiên cứu cơ bản chúng ta phải chấp nhận có một giai đoạn chờ đợi”- Bộ trưởng Quân lý giải.

Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết hàng năm ngân sách nhà nước chi cho nghiên cứu khoa học công nghệ khoảng 3.000 tỉ đồng.
Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết hàng năm ngân sách nhà nước chi cho nghiên cứu khoa học công nghệ khoảng 3.000 tỉ đồng.

Loại thứ hai là những đề tài nghiên cứu ứng dụng. Có 1 số đề tài để trở thành sản phẩm hàng hóa ứng dụng thì cần phải có điều kiện theo nó về đầu tư. Rất nhiều đề tài nghiên cứu thành công nhưng không tìm được nguồn đầu tư, còn ngân sách thì chỉ hỗ trợ giai đoạn nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, vì thế muốn trở thành sản phẩm được thương mại hóa thì phải có đầu tư từ DN, nhưng nước ta chủ yếu là DN nhỏ và siêu nhỏ, chưa đủ năng lực đầu tư nên những đề tài nghiên cứu tốt vẫn phải để chờ cơ hội hoặc chờ có 1 tập đoàn lớn đầu tư.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng thừa nhận có một số loại đề tài để xếp ngăn kéo thực sự, tức là nghiên cứu xong không ứng dụng được. “Lý do là đề tài nghiên cứu không theo nhu cầu của doanh nghiệp hay nền kinh tế mà theo sở thích của những người làm khoa học. tất nhiên việc này không phải là việc tốt bởi nghiên cứu không xuất phát từ nhu cầu thực tiễn”- ông Quân nói.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, Luật Khoa học Công nghệ 2013 đã có chế tài để khắc phục, theo đó từ nay những nhiệm vụ nghiên cứu khoa học sử dụng ngân sách nhà nước phải là những nhiệm vụ theo đơn đặt hàng, xuất phát từ nhu cầu từ thực tiễn cuộc sống chứ không phải theo ý thích của những nhà khoa học.

Bộ cũng đã có quy định rằng mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đề xuất ý tưởng nhưng các cơ quan quản lý nhà nước căn cứ vào nhu cầu, chiến lược phát triển để xem xét,đặt hàng.

“Đại biểu hỏi bao giờ chấm dứt tình trạng xếp ngăn kéo, tôi nghĩ chúng ta thực hiện nghiêm Luật 2013 thì sẽ hết tình trạng lãng phí, tốn ngân sách nhà nước trong nghiên cứu khoa học. Vấn đề là ta có thực hiện nghiêm túc Luật hay không thôi”.

Chủ tịch QH nói: “Chúng ta sẽ thực hiện nghiêm túc đồng chí bộ trưởng à”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo