xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cảnh báo hội chứng chán sống

Yến Anh

Học sinh bây giờ muốn khẳng định bản thân sớm, ở tuổi này lại cả nghĩ nên rất dễ bốc đồng, liều mạng. Trong khi đó, bố mẹ luôn bận rộn mưu sinh nên không quan tâm đúng mức

Việc 3 nữ sinh Lê Thị Bích Loan, Nguyễn Thị Cẩm Nhung, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (học lớp 7 Trường THCS Phan Chu Trinh, xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) rủ nhau tự tử vào ngày 17-3 đã khiến dư luận bàng hoàng, kinh ngạc. Những cái chết khi tuổi đời còn quá trẻ đã gióng lên “hồi chuông” cảnh báo về vấn đề ứng xử của người lớn cũng như giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Những cái chết không đáng

Các nữ sinh đã về nơi an nghỉ cuối cùng nhưng những nỗi đau vẫn còn nguyên vẹn nơi gia đình các em. Những phụ huynh chịu nỗi đau đớn tột cùng vì mất con vẫn không thể tin nổi con mình ra đi mãi mãi chỉ vì một lý do không đáng. Rất nhiều người tiếc nếu cô giáo chủ nhiệm gần gũi các em hơn, nếu các phụ huynh quan tâm đến con nhiều hơn hẳn giờ này, các em vẫn đang đến lớp.

Từ đầu năm 2012 đến nay đã xảy ra hàng loạt vụ nữ sinh tự tử. Cuối tháng 2 vừa qua, một nữ sinh lớp 12 Anh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) bất ngờ thắt cổ tự tử tại khu ký túc xá của trường. Cũng cùng thời điểm ấy, một học sinh có học lực khá của Trường THPT Bán công Đông Hưng (nay là THPT Đông Quan, tỉnh Thái Bình) đã nhảy từ tầng 2 xuống sân trường tự tử chỉ vì lý do rất đơn giản: bị cô giáo môn toán mắng.

img
Ông Nguyễn Sĩ Diệu trước di ảnh con gái Nguyễn Thị Cẩm Nhung. Ảnh: CAO NGUYÊN
Ngày 17-2, sau 7 ngày tìm kiếm, bà Lưu Thị Trâm, mẹ của H. (học sinh lớp 9 Trường THCS xã Cẩm Ðiền, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương), đã tìm thấy thi thể con nổi trên sông. Nguyên do là vào ngày 9-2, H. thích một chiếc quần jeans ở cửa hàng bán quần áo tại phố Ghẽ (xã Cẩm Ðiền) nên lén lấy mặc vào người. Chủ cửa hàng phát hiện gọi gia đình đến yêu cầu trả 300.000 đồng.
Trưa 10-2, không thấy con gái về nhà như thường lệ, bà Trâm định đi tìm thì được người con gái lớn đưa cho phong thư dán kín, cho biết H. gửi cho mẹ. Trong thư chỉ viết vỏn vẹn 7 chữ “vĩnh biệt cuộc đời này mãi mãi”.

Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 - TPHCM ngày 29-2 đã cứu sống một nữ sinh lớp 8 trong tình trạng nguy kịch vì uống hai vỉ thuốc panadol 500 mg (20 viên) để tự tử. Lý do là em buồn vì cô giáo đối xử không công bằng, gia đình không cho em sử dụng điện thoại. Trước đây, nữ sinh này đã từng uống panadol để tự tử, thậm chí còn dùng vật sắc cứa vào cổ tay.

Lỗ hổng gia đình, học đường

Lý giải về các trường hợp nữ sinh tự tử, ông Trương Quốc Cường, chuyên viên tâm lý của Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho hay khi bước vào tuổi vị thành niên, các em có những nhu cầu mà đôi khi phụ huynh chưa thích nghi kịp do sự thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý của các em.

PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh - Hà Nội, cho rằng những tác động vào tâm lý là nguyên nhân chính gây ra các vụ tự tử. “Học sinh bây giờ muốn khẳng định mình sớm, ở tuổi này lại cả nghĩ nên rất dễ liều mạng trong phút chốc. Trong khi đó, các ông bố, bà mẹ lại luôn bận rộn vì mưu sinh nên không quan tâm đúng mức” - PGS Cương chia sẻ.
Theo ông, thường xuyên trò chuyện, thay đổi cách giáo dục chính là giải pháp tốt nhất để các con tin tưởng, trao đổi về những điều khó nói trong cuộc sống. Thậm chí, nếu thấy các em có những biểu hiện như ít giao tiếp, sống thu mình hay buồn phiền, chán nản, có ý định tự tử… thì cần đưa đến những cơ sở chuyên môn để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.
Đặc biệt, trẻ trong lứa tuổi vị thành niên rất coi trọng tình bạn, có nhiều điều các em không chia sẻ với bố mẹ nhưng lại nói hết với bạn bè. Một em tuyệt vọng sẽ kéo theo cả nhóm bạn thân tuyệt vọng có ý định tự tử cùng nhau.
PGS Văn Như Cương nhấn mạnh tư vấn học đường hiện nay đang bị buông lỏng. Ở nước ngoài, các trường học đều có bộ phận tư vấn học đường nhưng ở Việt Nam, các trường học mới chỉ chú trọng đến dạy chữ, làm sao cho hết chương trình chứ chưa chú ý lắng nghe tâm sự của học sinh.
Các giáo viên chủ nhiệm phải học thêm về tâm lý học đường vì họ là người gần gũi với học sinh. Nếu các thầy cô coi học sinh như con em của mình thì chắc chắn các em sẽ tìm đến thầy cô để chia sẻ khi gặp rắc rối trong cuộc sống.

Cha mẹ đừng đẩy con vào thế nguy hiểm

Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), cho rằng sự tác động của môi trường, hoàn cảnh sống và sự bế tắc trong tình cảm, áp lực trong học tập là những yếu tố rất dễ kích động đến tâm lý của thanh thiếu niên. Thậm chí, có trường hợp “chán sống” tìm đến cái chết vì những lý do rất bình thường.

Theo bác sĩ Ngô Thanh Hồi, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần, trước khi có hành vi tự tử, các em có dấu hiệu trầm cảm. Điều này thể hiện qua những biểu hiện khác lạ như tính tình thay đổi, buồn bã, mệt mỏi, chán chường, rối loạn giấc ngủ, ngại giao tiếp, tự kỷ, mất hết ham muốn, sở thích (học, giải trí, chơi thể thao...), kết quả học tập giảm sút.
Thông thường, biểu hiện này có thể xuất hiện trước khi xảy ra hành vi tự tử một vài tuần, thậm chí một vài tháng. Vì thế, khi phát hiện thấy con có biểu hiện khác lạ, cha mẹ phải lập tức để ý từng hành động của con.
Các bác sĩ về sức khỏe tâm thần cũng lưu ý khi cha mẹ thấy con cái có hiện tượng nói trên, tuyệt đối không chửi mắng, chì chiết, chê bai, đánh đập bởi lúc ấy chỉ cần một lời nói vô tình cũng có thể đẩy các em tới những quyết định nguy hiểm.
Ngay cả khi con trẻ đã vượt qua được giai đoạn này vẫn cần phải theo dõi vì các số liệu cũng cho thấy tỉ lệ tái phát tự tử thường khá cao.

N.Dung

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo