xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cấp thiết thành lập lực lượng kiểm ngư

Bảo Trân ghi

Ông Chu Tiến Vĩnh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN - PTNT), cho rằng cần cấp thiết thành lập lực lượng kiểm ngư để bảo vệ chủ quyền và ngư dân trên biển

* Phóng viên: Xin ông giải thích rõ sự cần thiết phải thành lập lực lượng kiểm ngư?

img
- Ông Chu Tiến Vĩnh: Trong thời gian gần đây đã xảy ra tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị các nước bắt giữ thường xuyên và gia tăng đột biến. Chỉ tính từ năm 2006 đến nay, cả nước có hơn 640 vụ bắt giữ gần 1.200 lượt tàu cá Việt Nam, với trên 7.000 ngư dân. Đặc biệt trong những ngày qua, liên tục có ngư dân, tàu cá Việt Nam, bị bắn, bị bắt, uy hiếp và xua đuổi trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Trước tình hình này, Bộ NN-PTNT nhận thấy cấp thiết phải thành lập Cục Kiểm ngư thuộc Tổng cục Thủy sản và đã đề nghị lên Thủ tướng Chính phủ. Ngoài việc bảo vệ ngư dân và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển, lực lượng kiểm ngư sẽ góp sức vào thực hiện kế hoạch sản xuất của ngành thủy sản...

* Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng kiểm ngư là gì, thưa ông?

- Theo đề xuất của Bộ NN- PTNT, Cục Kiểm ngư Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, chức năng quản lý Nhà nước là bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản… Cụ thể, kiểm ngư có đầy đủ các thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát dân sự để phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam. Điều tra các vi phạm về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản có yếu tố cấu thành tội phạm. Đồng thời thực hiện chủ trương “dân sự hóa” ở các vùng biển nhạy cảm khi không thể có sự hiện diện của các lực lượng vũ trang.
* Lực lượng kiểm ngư sẽ được trang bị những gì và có được trang bị vũ khí không, thưa ông?
 
img
Tàu cá của ngư dân Việt Nam đi đánh bắt tại quần đảo Trường Sa. Ảnh: THẾ DŨNG

- Lực lượng này sẽ được sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ. Theo đề nghị của Bộ NN - PTNT, dự kiến mỗi cơ quan kiểm ngư vùng sẽ có một tàu kiểm ngư công suất từ 3.000 CV trở lên, được trang bị hiện đại, có thể hoạt động trong điều kiện sóng gió cấp 8, 9 và dài ngày trên biển. Trang bị đầy đủ các trang thiết bị vô tuyến MF/HF, định vị vệ tinh và liên lạc qua vệ tinh IMMARSAT, các trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn người và tàu cá trên biển, thiết bị kiểm tra chuyên dụng, quay phim, chụp ảnh bằng tia hồng ngoại…

Trước mắt, đề án sẽ ưu tiên đầu tư một số hạng mục như xây dựng trung tâm đào tạo và phát triển lực lượng kiểm ngư, dự án đóng đội tàu kiểm ngư Trung ương và dự án đóng 18 tàu kiểm ngư công suất 1.000 CV cho một số địa phương trọng điểm, các dự án đóng tàu kiểm ngư công suất 600 CV cho các chi cục địa phương.

* Trang bị là vậy nhưng kiểm ngư có đủ quyền bắt giữ tàu nước ngoài xâm phạm không?

- Về quyền hạn, kiểm ngư được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để việc kiểm tra, kiểm soát; xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm về khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật. Kiểm ngư sẽ thay mặt Nhà nước Việt Nam kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam hoặc các vùng biển mà Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định, công ước về nghề cá với các quốc gia khác.

Hình thành kiểm ngư chuyên nghiệp

img
Tại cuộc họp báo Chính phủ ngày 3-6, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết: Đề án kiểm ngư có tổng vốn đầu tư gần 2.100 tỉ đồng, trong đó hơn 1.800 tỉ đồng từ vốn Trung ương, với 3 nội dung chính.
 
Một là, điều chỉnh lại cơ sở pháp lý, vì hiện nay, theo Luật Thủy sản và Luật Thanh tra, công tác kiểm ngư được coi như một phần của công tác thanh tra nên mang màu sắc thanh tra nhiều hơn. Chúng tôi đề xuất sẽ điều chỉnh lại khung pháp lý để hình thành tổ chức kiểm ngư chuyên nghiệp, đúng đặc thù của công việc.

Hai là, hình thành bộ máy từ cấp địa phương đến Trung ương. Theo phân công của luật pháp hiện hành, thanh tra thủy sản của tỉnh nào sẽ kiểm ngư ở vùng biển thuộc địa phận tỉnh đó, ở vùng cách bờ 20 hải lý trở lại. Vị trí ngoài 20 hải lý được giao cho thanh tra Trung ương nhưng Trung ương chưa có lực lượng tương xứng để triển khai.

Ba là, phải đầu tư nhân lực, phương tiện và cơ chế để lực lượng này thi hành nhiệm vụ. Nhân lực hiện nay còn rất thiếu. Các lực lượng này được coi là thanh tra nên nằm trong bộ phận thanh tra của các sở, Bộ NN-PTNT.
 
Một tàu kiểm ngư ra biển phải có thợ máy, thủy thủ và các thành viên có thẩm quyền kiểm ngư. Chúng ta phải có đội ngũ đủ sức ra biển xa ngoài 20 hải lý nhưng về trang thiết bị hiện nay, tàu chịu sóng gió cấp 7-8 rất ít. Nên trong đề án này, chúng tôi đề nghị được tăng cường tàu cho kiểm ngư ven bờ, đồng thời cũng phải có tàu lớn để lực lượng kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ ở những vùng biển xa hơn.

Để hỗ trợ ngư dân, hiện Chính phủ đang triển khai thực hiện nhiều biện pháp thiết thực, như: ngư dân khai thác biển Trường Sa có thể nhận được hỗ trợ tại chỗ về nước ngọt, có thể mua xăng dầu như ở đất liền và có thể nhận được hỗ trợ về sửa chữa tàu thuyền, nếu ốm đau sẽ được hỗ trợ y tế. Chúng tôi đang suy nghĩ về việc tổ chức thu mua hải sản trên biển để bà con đỡ phải di chuyển đi lại trong lúc giá xăng dầu cao.

T.Hà ghi
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo