xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cha mẹ là lá chắn

Tuyết Võ

Với nhiều nhà quản lý và bác sĩ tâm lý, bạo lực không phải là giải pháp tốt, thậm chí càng làm “game thủ” ức chế, dễ dẫn tới thiếu kiểm soát hành vi hơn...

Gần 7 năm qua, kể từ khi game online MU xuất xứ từ Hàn Quốc được giới trẻ Việt Nam biết đến, hàng loạt game online khác cũng đã xuất hiện và làm hàng triệu thanh thiếu niên trượt dài trong thế giới ảo. Họ đang “sống mòn” giữa đời thực, giết chết tương lai, gieo rắc khổ đau cho chính bản thân và gia đình....
 
Đừng làm “game thủ” ức chế
 
Nhốt trong phòng vào buổi tối, ngày nghỉ, mắng chửi, đánh đập... là những hành động mà nhiều bậc cha mẹ đã làm khi con mình nghiện game. Tuy nhiên, với nhiều nhà quản lý và bác sĩ tâm lý, bạo lực không phải là giải pháp tốt, thậm chí càng làm “game thủ” ức chế, dễ dẫn tới thiếu kiểm soát hành vi hơn...
 
Khảo sát của ngành giáo dục về tình hình học sinh, sinh viên chơi game online cho thấy game không phải là nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực học đường. Theo ông Lê Hồng Sơn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, những hành vi xấu ở lứa tuổi này chủ yếu bị ảnh hưởng từ môi trường xung quanh như gia đình, hàng xóm...
 
Ông Sơn cho rằng tác hại của game online là ở sự kích thích gây “nghiện” làm ảnh hưởng đến sức khỏe, học hành sa sút rồi bỏ học, phạm tội. Theo khảo sát của Sở Thông tin và Truyền thông và Sở GD-ĐT TPHCM, hơn 80% “game thủ” chơi game online tại nhà. Như vậy, vai trò quản lý của gia đình có vai trò hết sức quan trọng.
 
Thực tế đã có không ít gia đình kiểm soát, định hướng đúng đắn cho con em mình khi chơi game online. Ông Hoàng Ngọc Diệp (nguyên giám đốc Qualcomm Việt Nam) từng có con trai nghiện game online khi mới 11, 12 tuổi.
 
Thời điểm đó, ông viện cớ mình mới trải qua đợt điều trị bệnh, tình hình còn nghiêm trọng nên đề nghị con hạn chế chơi game, mỗi ngày viết nhật ký kể lại 3 việc tốt mà mình thấy trong đời sống hằng ngày.
 
Ông Diệp tự hào: “Mỗi ngày, con tôi nhìn và đánh giá những việc tốt như cậu bé đưa người già qua đường, người công nhân quét rác, giúp người té xe đứng dậy... Dần dần, nó bớt chơi game, chăm học, nhìn nhận cuộc sống thấu đáo hơn, giàu tình thương và trách nhiệm hơn...”. Luật sư Trần Vũ Hải (Đoàn Luật sư Hà Nội) khi biết con mình thích chơi game đã sắp xếp chi tiết giờ chơi, thỏa thuận với con về thời lượng chơi... Kết quả, mặc dù chơi game online nhưng con ông vẫn học tốt, sức khỏe tốt...
 
Cần lắm “trách nhiệm xã hội”
 
Theo ông Lê Mạnh Hà, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM, game online phát triển quá nhanh so với công tác quản lý Nhà nước, quá “khó hiểu” đối với rất nhiều phụ huynh... Do vậy, trách nhiệm quản lý, giáo dục, định hướng các em không còn nằm trong tầm của gia đình mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
 
Trong vai trò của “3 nhà” (nhà quản lý, nhà trường, nhà kinh doanh), nhà quản lý tới nay vẫn chưa đưa ra được những biện pháp quản lý triệt để, hiệu quả. Trong khi đó, nhà trường đã và đang nỗ lực tuyên truyền, hạn chế tối đa tác hại của game online. Ông Lê Hồng Sơn cho biết năm học 2010-2011, Sở GD-ĐT TPHCM sẽ yêu cầu các trường thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ phụ huynh, trao đổi các chuyên đề về tác hại của việc ham chơi game để các gia đình có biện pháp quản lý, giáo dục.
 

Tác động tiêu cực thì phải dẹp

Suốt thời gian qua, Báo NLĐ đã có loạt bài lột tả mặt trái của game online và nhận được hàng ngàn phản hồi từ các bậc làm cha làm mẹ, mong cơ quan Nhà nước, cộng đồng, xã hội có giải pháp ngăn chặn tình trạng thanh thiếu niên nghiện game online. Một thực tế xót xa là gần 7 năm qua, những mặt trái rõ nét của game online vẫn chưa có biện pháp nào giải quyết triệt để. Nhiều ý kiến cho rằng nếu game không khắc phục được những mặt trái như hiện tại thì dù doanh thu mang lại có cao đến cỡ nào cũng phải dẹp bỏ... 

Vai trò còn lại thuộc về “nhà doanh nghiệp”. Họ phải làm gì?
 
Đại diện một nhà phát hành game online từng tuyên bố: “Nếu game online thực sự có tác hại như ma túy thì chúng tôi sẽ không kinh doanh sản phẩm này”. Hay một đại diện nhà phát hành khác cũng từng ví von game online như một “chiếc bánh ngon” mà dư luận thường đổ lỗi cho người làm bánh, ít khi trách cứ người mua quá tham ăn dẫn đến “bội thực”.
 
Kiểu ngụy biện như vậy là khá vô cảm so với diễn tiến thực tế của nạn nghiện game online trong xã hội. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Lê Mạnh Hà bức xúc: “Phải quản lý, điều tiết thời gian chơi bằng cách buộc doanh nghiệp nghiêm chỉnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật để quản lý chặt giờ chơi. Nhà phân phối nào không đáp ứng thì sẽ bị phạt nặng hoặc tự dừng cuộc chơi!”.
 
Khi chưa có những quy định pháp luật cụ thể, chi tiết, các khái niệm “bạo lực”, “cờ bạc”, “sex”... còn mơ hồ, bản thân các doanh nghiệp cần phải có sự tự giác trong quản lý khách hàng, tránh tình trạng thanh thiếu niên lạm dụng game, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và sự phát triển nhân cách của các em.  Rõ ràng, cần lắm “trách nhiệm xã hội” và cái tâm trong sáng đối với sự phát triển con người của “nhà doanh nghiệp”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo