xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chặn rác công nghệ

Văn Duẩn - Nguyễn Quyết

Các đại biểu Quốc hội cho rằng cần có quy định cụ thể về chuyển giao công nghệ để ngăn chặn tình trạng lợi dụng nhập rác công nghệ vào Việt Nam

Ngày 22-11, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về dự án Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) và dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Thiếu quy định, vô tư nhập

Góp ý dự án Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi), đại biểu (ĐB) Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình) cho rằng hiện nay, hoạt động chuyển giao công nghệ nước ta chưa phát triển, chủ yếu là nhập công nghệ thông qua mua bán trang thiết bị trong các dự án đầu tư do các DN thực hiện. Tuy nhiên, thời gian qua, do chưa có văn bản quy định cụ thể nên xảy ra tình trạng nhập công nghệ lạc hậu trong sản xuất xi măng, mía đường, nhiệt điện chạy than, sản xuất thép, giấy. “Tình trạng này không những làm cho năng suất lao động nước ta yếu kém mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng” - ông Tuấn nhấn mạnh. Ông Tuấn đề nghị cần dành riêng 1 điều quy định danh mục công nghệ không được nhập khẩu Việt Nam để ngăn ngừa rác công nghệ vào nước ta.

Trong khi đó, ĐB Lê Quang Trí (Tiền Giang) đề xuất cần có quy định thẩm định tất cả công nghệ của những dự án đầu tư; bổ sung quy định cụ thể trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan kiểm soát công nghệ, đặc biệt là trách nhiệm của cơ quan thẩm định công nghệ khi có sự cố xảy ra. Ngoài ra, trong điều 12 của dự luật cần bổ sung 1 khoản quy định về tiêu chuẩn của thành viên hội đồng thẩm định. “Thực tế trong thời gian qua, một số dự án đầu tư đã được thẩm định công nghệ nhưng chất lượng không cao, thành viên hội đồng không đánh giá được mức độ hiện đại của công nghệ, dẫn đến nhiều dự án gây ô nhiễm môi trường hoặc nhiều dự án hoạt động không hiệu quả, gây lãng phí” - ĐB Trí nêu.

Theo ĐB Ngô Đức Mạnh (Bình Thuận), cần kiểm soát chặt việc nhập khẩu công nghệ; đồng thời đề nghị Ban Soạn thảo làm rõ quy trình, thủ tục và các nội dung chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam.

Đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình) đề nghị cần có quy định chặt chẽ để ngăn chặn việc lợi dụng nhập công nghệ lạc hậu về Việt NamẢnh: NGUYỄN NAM
Đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình) đề nghị cần có quy định chặt chẽ để ngăn chặn việc lợi dụng nhập công nghệ lạc hậu về Việt NamẢnh: NGUYỄN NAM

Cần thay đổi cách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thảo luận về dự Luật Hỗ trợ DNNVV, nhiều ĐB cho rằng cần có chính sách phù hợp để hỗ trợ loại hình DN này phát triển, đặc biệt là về vốn. Giải trình trước QH, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định vai trò của DNNVV là tạo việc làm và đóng góp cho ngân sách nên cần cơ chế chính sách hỗ trợ để họ có điều kiện vươn lên.

ĐB Đỗ Văn Bình (TP Hải Phòng) nhận định một trong những khó khăn nhất của DNNVV là tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng do thiếu tài sản bảo đảm. Ông Bình góp ý nên có quy định cụ thể trong dự luật về các nội dung chính sách hỗ trợ vốn vay để DN dễ dàng tiếp cận hơn. Đồng quan điểm, ĐB Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho rằng dự thảo luật đưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ nhưng việc cân đối các nguồn lực để thực hiện các hỗ trợ đó không rõ nét. Điều này có thể dẫn đến hiệu quả thực thi chính sách, nhất là chính sách về tài chính, không cao.

ĐB Thạch Phước Bình (Trà Vinh) đề cập đến các nội dung về việc lập một số quỹ như quỹ phát triển DNNVV, quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ tương hỗ, quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, quỹ đầu tư khởi nghiệp... ĐB Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) cho rằng đây là những chủ thể quan trọng, đồng hành hỗ trợ, nâng đỡ DNNVV từng bước phát triển và hòa nhập cộng đồng DN. Tuy nhiên, dự thảo chưa có quy định cụ thể về các chủ thể này. Theo ông Sơn, phải có quy định cụ thể về thiết chế, tổ chức, hoạt động của các loại quỹ nói trên để bảo đảm việc thực hiện triển khai đồng bộ, thống nhất.

Với dự luật này, các ĐB nhất trí cao quan điểm thay đổi mạnh mẽ hơn nữa cách thức hỗ trợ, từ hỗ trợ theo kiểu nhà nước có cái gì thì hỗ trợ cái đó sang hỗ trợ cái DN cần.

Thí điểm cấp thị thực điện tử từ ngày 1-2-2017

Sáng cùng ngày, QH đã thông qua Nghị quyết về việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Theo đó, việc thí điểm cấp thị thực điện tử được thực hiện trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày 1-2-2017. Sau đó, Chính phủ báo cáo QH kết quả thực hiện nghị quyết này tại kỳ họp cuối năm 2018. Thị thực điện tử được cấp qua hệ thống giao dịch điện tử, có giá trị nhập cảnh một lần, thời hạn không quá 30 ngày. Chính phủ sẽ quyết định danh sách các nước có công dân được thí điểm cấp thị thực điện tử; danh sách các cửa khẩu cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử.

Ngoài ra, QH cũng đã biểu quyết thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung điều 6 và phụ lục 4 của Luật Đầu tư về danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2017.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo