* Phóng viên: Khi nào có kết quả về việc kiểm tra thịt heo có sử dụng chất cấm, thưa ông ?
|
* Việc trộn chất cấm vào thức ăn chăn nuôi có phổ biến ở các cơ sở chăn nuôi công nghiệp?
- Qua kiểm tra liên tục nhiều cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp suốt thời gian qua, cơ quan chức năng vẫn chưa phát hiện việc trộn chất cấm vào sản phẩm. Thực tế, chất cấm có trong heo chủ yếu là do các thương lái yêu cầu người nuôi sử dụng để tăng lượng nạc hoặc do chính sự ham lợi làm mờ mắt của người chăn nuôi. Trước đó, cũng có cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có hành vi này nhưng đã bị xử lý và hiện chưa thấy xuất hiện trở lại.
* Vậy phải làm gì để ngăn chặn tình trạng lạm dụng chất cấm trong chăn nuôi?
- Cần đẩy mạnh tuyên truyền để xã hội hóa công tác đấu tranh ngăn chặn vì việc vi phạm diễn ra lén lút ở từng hộ gia đình, từng cửa hàng bán thuốc thú y nên lực lượng chức năng không thể kiểm tra hết mọi nơi. Cách tốt nhất là huy động được sức dân, để người dân tự giám sát lẫn nhau.
* Nhưng người dân làm sao biết được đâu là thịt bẩn hay không bẩn?
Tăng cường kiểm soát chất cấm Về việc Trung Quốc vừa thông báo tạm dừng nhập khẩu thịt của nước ta liệu có phải do lo ngại về dịch bệnh hay do vấn đề thức ăn, ông Dương nói việc phải ngừng xuất khẩu này là do vấn đề dịch bệnh. Cho đến nay, Việt Nam xuất khẩu thịt sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, với số lượng 2.000 - 5.000 tấn/năm (chủ yếu là heo), chiếm khoảng 0,5% sản lượng thịt heo trong nước. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải tăng cường việc kiểm soát chất cấm để bảo đảm uy tín và an toàn vệ sinh cho sản phẩm thịt sản xuất ở trong nước, vì ngoài Trung Quốc, tiếng xấu cũng có thể gây ảnh hưởng tới các thị trường khác như Hồng Kông (Trung Quốc), Malaysia... |
Bình luận (0)