xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chỉ còn hơn 200 người mắc kẹt ở Libya

Phương Anh ghi

Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết đã đề nghị các ngân hàng khoanh nợ cho lao động về nước

. Phóng viên: Thưa bà, việc đưa người lao động Việt Nam từ Libya về nước hiện nay ra sao? Họ có an toàn không, đã có bao nhiêu người về đến Việt Nam?

 
img
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân: Tổng số lao động Việt Nam tại Libya là 10.482 người có hợp đồng và theo dõi được địa chỉ họ làm ở đâu, ai đưa đi.
 
Tính đến giữa đêm 1-3, chúng ta đã di tản khỏi Libya được 6.196 người đến các nước thứ ba là Malta, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Tunisia và Algeria.
 
Cũng tính đến thời điểm trên, chúng ta đã đưa được 1.635 người về nước. Sáng 2-3, có thêm một chuyến bay về TPHCM chở theo 340 người, đồng thời có thêm 3 chuyến bay từ Việt Nam để đưa thêm 764 người nữa về nước.
 
Ngoài ra, còn một số lẻ đi từ Singapore, Bangkok do chủ sử dụng lao động mua vé của các hãng hàng không về Việt Nam.
 
Chiều 2-3, chúng tôi nhận được tin chính thức từ Ban Quản lý lao động và Đại sứ quán Việt Nam tại Libya thông báo đã có thêm 1.123 người đã xuống tàu biển đi tới nước thứ ba. Hơn 1.400 người khác tiếp tục di chuyển về biên giới Ai Cập.
 
Trưởng Ban Quản lý lao động đã cầm cờ ngoại giao dẫn khoảng 1.000 người đi đường bộ từ Tripoli đến biên giới Tunisia. Dự kiến sáng nay (3-3) sẽ có khoảng 350 lao động từ Tunisia được về nước và trưa mai (4-3) sẽ có thêm một chuyến bay nữa. Như vậy, có gần 2.800 người về đến Việt Nam tính đến hết ngày 2-3.
 
Hiện nay, chỉ còn khoảng hơn 200 người là các nhóm lao động nhỏ lẻ trong các cơ sở, công xưởng do người Libya làm chủ còn kẹt lại ở Libya. Họ đang tìm cách thoát khỏi Libya, ở từng nhóm theo cơ chế tự quản và đều đã liên lạc được với Đại sứ quán Việt Nam.
 
. Dự kiến đến bao giờ chúng ta đưa được hết người lao động về nước, thưa bà?
 
- Chính phủ đã rất tích cực và nỗ lực trong việc giải cứu người lao động Việt Nam đang mắc kẹt ở Libya càng sớm càng tốt. Tính đến tối 2-3, chúng ta có 5 đoàn công tác sang các nước hỗ trợ cho người lao động.
 
Đoàn đến Thổ Nhĩ Kỳ đi sớm nhất vì lao động ta đi đường biển sang Thổ Nhĩ Kỳ khá đông. Ban chỉ đạo tiền phương đóng tại Tunisia tìm cách áp sát biên giới Libya, đại sứ quán đã cử người ra biên giới cùng đoàn để hỗ trợ người lao động.
 
Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) đã dựng lều bạt, cung cấp lương thực thực phẩm thuốc men cho lao động di tản. Chúng tôi đang tiếp tục vận chuyển lương thực thực phẩm sang.
 
Một đoàn đã đến Malta và đã đàm phán để có chuyến bay chở hơn 400 người về Việt Nam vào ngày 2-3. Chiều 2-3, đại sứ Việt Nam từ Hy Lạp nhắn tin về cho biết đã đàm phán xong với chủ sử dụng lao động và họ quyết định thuê máy bay của Vietnam Airlines đưa lao động của ta đang ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) về nước.  
 

img

Niềm vui của người lao động Việt Nam từ Libya trở về đất nước. Ảnh: DUY QUỐC

. Theo luật pháp, trách nhiệm của chủ lao động đối với những người về nước như thế nào, thưa bà. Chính phủ có hỗ trợ gì cho những trường hợp khó khăn, nợ nần?
 
- Trước mắt, chúng tôi đã trình Thủ tướng trích ngân sách cho mỗi lao động 1 triệu đồng và doanh nghiệp đưa lao động đi hỗ trợ thêm 1 triệu đồng làm lộ phí về quê. Đến nay, tổng cộng có 8 tỉ đồng do Ngân hàng Đầu tư - Phát triển và Cienco 5 hỗ trợ. Chúng tôi đã mở tài khoản tiếp nhận để chuyển cho người lao động.
 
Chính phủ yêu cầu chúng tôi xem xét chính sách pháp luật hiện hành về đưa người ra nước ngoài làm việc, xem lại hợp đồng để tìm cách giải quyết. Trước mắt, chúng tôi đề nghị các ngân hàng khoanh nợ, sau đó sẽ phân loại đối tượng để có cách hỗ trợ cho người nghèo.
 
Đây là việc ngoài ý muốn, không phải lỗi của doanh nghiệp tiếp nhận, của doanh nghiệp đưa đi hay của người lao động nên không đặt vấn đề doanh nghiệp bồi thường. Trong số lao động đã về nước, chúng ta chỉ mua 380 vé máy bay, còn lại buộc chủ lao động mua vé.
 
Như vậy là nhà đầu tư nước ngoài ở Libya đã chia sẻ trách nhiệm. Nhưng cũng có nhiều chủ lao động bỏ trốn. Việc xảy ra ở Libya, ngoài ý muốn, Chính phủ sẽ là người cuối cùng đứng ra lo quyền lợi của người lao động.
 
Chúng tôi đã chuẩn bị mở những thị trường mới, những lao động ở Libya về nước có thể tiếp tục đi làm. Chúng ta đã có nhiều phương án để giải quyết việc làm cho họ nhưng cần phải mất một thời gian.
 

Đưa 8 tấn hàng cứu trợ và đón 300 lao động về nước

 
Theo tin từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi, ngày 2-3, Việt Nam cũng đã đề nghị các tổ chức quốc tế như Tổ chức Di dân quốc tế (IOM) và Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) hỗ trợ trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men... cho công dân Việt Nam.
 
Các đoàn công tác đã yêu cầu các công ty sử dụng lao động Việt Nam có trách nhiệm thu xếp cho người lao động Việt Nam về nước trong thời gian sớm nhất.
 
Ban Chỉ đạo giải quyết vấn đề công dân Việt Nam tại Trung Đông – Bắc Phi  đã quyết định cử  chuyến chuyên cơ thứ 2 đi Tunisia, dự kiến xuất phát vào đêm 2-3 để tiếp tục mang khoảng 8 tấn hàng cứu trợ và sẽ đón hơn 300 lao động về nước.
 
Cũng trong ngày 2-3, một tổ công tác liên ngành đã rời Việt Nam đi Hy Lạp để hỗ trợ giải quyết thủ tục lãnh sự và các vấn đề cần thiết cho công dân Việt Nam quá cảnh tại nước này.

B.Diệp

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo