xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chờ cầu đã lâu!

Bài và ảnh: Xuân Hoàng

Từ hàng chục năm nay, người dân vùng thượng nguồn sông Đồng Nai thuộc tỉnh Đồng Nai mòn mỏi chờ những cây cầu. Thế nhưng, các dự án vẫn… nằm trên giấy

Người dân 2 huyện Tân Phú và Định Quán, tỉnh Đồng Nai chủ yếu làm nông nghiệp. Hai bên sông Đồng Nai, việc kết nối giao thương, thu hoạch mùa màng, vận chuyển nông sản là vô cùng cần kíp. Thế nhưng, trong khi phía hạ nguồn sục sôi với những dự án lấp sông làm đô thị, xây những cây cầu lớn thì người dân vùng xa hàng chục năm vẫn mòn mỏi với những dự án xây cầu nhưng không được thực hiện. Người dân phải tự chế đủ loại phương tiện như phà, cầu phao, cầu treo... để qua sông.

Vừa đi vừa run

Chúng tôi có mặt tại bến phà Thanh Sơn (xã Thanh Sơn, huyện Định Quán) vào một ngày cuối tháng 5. Thời gian này, người dân trong vùng đang tất bật mùa màng và các em học sinh chộn rộn trong những ngày sắp bế giảng. Phà Thanh Sơn nối hai bờ sông Đồng Nai, bên này là xã Thanh Sơn còn phía bên kia là xã Ngọc Định. Bến phà này tự phát vì không đủ điều kiện cấp phép nhưng hàng chục năm nay vẫn là phương tiện cho hàng triệu lượt người và số lượng lớn hàng hóa, nông sản giữa hai vùng qua lại. Khi chúng tôi có mặt, bến tấp nập người, xe; hai bên bờ hàng quán, nhà cửa đông đúc.

“Bến phà tồn tại từ xưa, dù không đúng quy định nhưng là phương tiện qua lại của người dân hai vùng nên không thể dẹp được” - một cán bộ xã Thanh Sơn thừa nhận.

Từ huyện Định Quán ngược lên huyện Tân Phú, hàng loạt bến phà, đò, cầu treo và cầu phao tạm bợ khác cũng hiện hữu. Gần bến phà Thanh Sơn là một cây cầu treo không tên được người dân chế tạo để đưa người và nông sản từ các ruộng nương sang hai bờ, cách một đoạn lại có một bến đò hoặc một cây cầu tự chế. Theo một lãnh đạo huyện Định Quán, trên địa bàn có 7 bến đò, phà, cầu tự phát.

img

 

Phà Thanh Sơn vẫn hoạt động trong khi chờ xây cầu
Phà Thanh Sơn vẫn hoạt động trong khi chờ xây cầu

Tại huyện Tân Phú, dòng sông càng lúc càng hiểm trở hơn, hàng chục ngàn hộ dân hai bên qua lại gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, xã Đắc Lua được bao bọc bởi con sông Đồng Nai, người dân muốn ra bên ngoài phải làm những cây cầu tạm. Hiện ở đây có gần chục cây cầu tạm, mặt bằng tre nứa và gỗ, gắn trên những chiếc thùng phuy rêu mốc.

“Dù biết cầu tạm rất nguy hiểm nhưng chúng tôi vẫn phải sử dụng vì không còn cách nào khác. Đây là cách duy nhất giúp chúng tôi đi lại, vận chuyển nông sản qua sông” - một người dân xã Đắc Lua nói.

Trong khi đó, tại xã Phú Bình có một cây cầu treo bắc qua nhánh sông La Ngà (cùng hệ thống sông Đồng Nai) mà mỗi khi người đi qua thì lắc lư, rung lên bần bật. “Nhiều năm trước, người ta đến đo đạc nói để xây cầu nhưng rồi sau đó không quay lại nên chúng tôi phải tự chế những cây cầu vừa đi vừa run...” - ông Nguyễn Văn Bùng (70 tuổi) thở dài.

Tỉnh không lo nổi?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong tình trạng cả vùng kinh tế nông nghiệp của tỉnh không có cây cầu nào để giao thương và phục vụ thu hoạch mùa màng, UBND tỉnh Đồng Nai đã nhiều lần lên kế hoạch xây cầu, trong đó cầu Thanh Sơn và Đắc Lua được quan tâm nhất. Tuy nhiên, sau cả chục năm với rất nhiều cuộc họp, các dự án vẫn không được thực hiện, lý do là không có đơn vị nào chịu đầu tư vì sợ phải thu hồi vốn trong thời gian dài (bằng việc thu phí).

Ngay khi chúng tôi về lại đây, dự án cầu Thanh Sơn vừa được khởi công. Cầu có tải trọng dưới 2 tấn, tổng vốn đầu tư 13 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước, dự tính sẽ hoàn thành trước Tết Nguyên đán. Bến phà vẫn hoạt động nhộn nhịp, chật chội nhưng từ khi đơn vị thi công về đặt mốc động thổ dự án xây cầu, cách khoảng một tuần, nụ cười của người dân nơi đây như rạng rỡ hơn. “Người dân mừng lắm! Trong khi chờ cầu xây xong thì bến phà vẫn sẽ hoạt động bình thường” - ông Trần Nam Biên, Phó Chủ tịch UBND huyện Định Quán, hồ hởi.

Trong khi cầu Thanh Sơn đã được khởi công thì các dự án cầu Đắc Lua, Đa Kai, Đạ Kho... lên kế hoạch từ lâu nhưng vẫn chưa động tĩnh gì, hàng loạt điểm sang sông khác phải sử dụng những phương tiện tạm bợ. Trong kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Đồng Nai, cầu Đắc Lua có tổng vốn đầu tư khoảng 21 tỉ đồng. Thế nhưng, đến nay, cả lãnh đạo huyện cũng chưa biết “ước mơ” của người dân khi nào sẽ thành hiện thực.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Sỹ Bảng, Chủ tịch UBND huyện Tân Phú, cho biết các dự án cầu bắc qua sông là một trong những nỗi kỳ vọng lớn của người dân. “Khi nào có cầu thì phải hỏi Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai, chứ huyện không biết...” - ông Bảng bày tỏ.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Điệp, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai, khẳng định tỉnh vẫn đang cố gắng thực hiện tốt nhất kế hoạch đặt ra về phát triển hạ tầng giao thông vùng thượng nguồn sông Đồng Nai. “Cầu Đắc Lua đang được chúng tôi gấp rút thực hiện” - ông Điệp nói.

 

Dứt khoát phải xây

Trong một cuộc họp gần đây xung quanh việc thực hiện các dự án cầu Thanh Sơn và Đắc Lua, ông Trần Văn Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các dự án trong việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân trong khu vực. Ông Vĩnh giao trách nhiệm trực tiếp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đồng Nai tìm biện pháp phù hợp. “Dứt khoát phải thực hiện được các dự án” - ông Vĩnh chỉ đạo.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo