xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyện một bài thơ Xuân ít ai biết

Trần Hữu Tá - Ảnh: Phùng Anh Tuấn

70 năm trước, ngày 8-1-1946, trên Báo Tiếng gọi phụ nữ - cơ quan ngôn luận của Tổ chức Phụ nữ cứu quốc - có đăng một bài thơ khá độc đáo dưới dạng một lá thư.

Nguyên văn bài đó như sau:

CẢM ƠN BÀ BIẾU GÓI CAM

70 năm trước, ngày 8-1-1946, trên Báo Tiếng gọi phụ nữ - cơ quan ngôn luận của Tổ chức Phụ nữ cứu quốc - có đăng một bài khá độc đáo dưới dạng một lá thư. Nguyên văn bài đó như sau:

Thơ của Hồ Chủ tịch trả lời bà Hằng Phương.

Bà Hằng Phương gửi biếu tôi một gói cam kèm theo một bài thơ. Vì bà không cho biết chỗ ở, tôi không biết gửi thư cảm ơn đến đâu. Nên tôi nhờ báo Tiếng gọi phụ nữ đăng mấy lời cảm tạ của tôi như sau:

Thơ bà Hằng Phương kính gửi Hồ Chủ tịch:

Cam ngon Thanh Hóa vốn dòng

Kính dâng Chủ tịch tỏ lòng mến yêu.

Đắng cay cụ nếm đã nhiều,

Ngọt bùi trời trả đủ điều từ đây.

Cùng quốc dân hưởng những ngày

Tự do, hạnh phúc tràn đầy trời Nam.

Anh hùng mở mặt giang san

Lưu danh thiên cổ, vẻ vang giống nòi

Tháng giêng, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm thứ hai (2-1-1946)

Hằng Phương kính bút

Trả lời:

Cảm ơn bà biếu gói cam

Nhận thì không đáng, từ làm sao đây!

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?

Hồ Chí Minh

Có một chi tiết nhỏ về mặt ngôn ngữ: trong lần đầu tiên in trên báo, câu thơ thứ hai Bác Hồ viết “nhận thì không đáng”. Sau này, tác giả sửa lại và trong sách Hồ Chí Minh - Thơ (NXB Văn học, 1970, trang 48) cũng như trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4 (NXB Sự thật, 1984, trang 101) đã in câu thơ được sửa, nhẹ nghĩa hơn: “nhận thì không đúng”.

Tôi ngờ rằng khó có thư viện nào trong nước ta còn lưu giữ được số báo này. Vì thế, tủ sách gia đình của đôi bạn đời Vũ Ngọc Phan - Hằng Phương là nơi duy nhất còn có nó và được quý như một vật báu của gia đình.

Mấy dòng mở đầu, Hồ Chủ tịch cho biết lý do vì sao Người viết bài báo này: Muốn cảm ơn người đã biếu gói cam nhưng không biết địa chỉ gia đình nên đành nhờ báo đăng tải lời cảm ơn. Bà Hằng Phương là nữ thi sĩ, vì thế nhà thơ Hồ Chí Minh cho đăng trên báo của tổ chức phụ nữ.

Trước hết, xin giới thiệu đôi nét về “người tặng cam”, vì có lẽ nhiều bạn đọc hôm nay ít biết đến thi sĩ Hằng Phương.

Tên đầy đủ của bà là Lê Hằng Phương (1908-1983). Nhà thơ xứ Quảng là ái nữ của nhà khảo cứu lịch sử, nhà văn Sở Cuồng Lê Dư (?-1967) và là bạn đời của nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan (1907-1987). Tiếp nhận truyền thống gia đình, Hằng Phương sớm có năng khiếu thơ ca và gắn bó với lĩnh vực nghệ thuật này từ cuối thập kỷ 20 của thế kỷ trước và là một trong số ít nhà thơ nữ nổi tiếng của phong trào Thơ mới (1932-1945), như: Vân Đài, Mộng Tuyết, Tương Phố, Ngân Giang... Thơ của bà được đăng trên nhiều báo thời đó như Ngày nay, Phụ nữ tân văn, Đàn bà, Hà Nội tân văn, Tri tân...

Đầu năm 1945, cả nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của đại chiến Thế giới thứ hai: nửa nước phía Bắc lâm vào nạn đói chưa từng có trong lịch sử. Hai triệu rưỡi người từ Lạng Sơn đến Quảng Trị đã chết đói một cách thê thảm. Hầu hết trí thức miền Bắc cũng điêu đứng trăm chiều. Gia đình ông bà Vũ Ngọc Phan cũng không ngoại lệ. Bà Hằng Phương đã tìm cách tháo gỡ bớt cảnh túng thiếu của gia đình bằng cách tập làm quen với công việc buôn bán nhỏ: mua văn phòng phẩm ở Hà Nội, đi xe đò của người quen đưa vào Thanh Hóa tiêu thụ.

Cách mạng Tháng Tám thành công, là những trí thức nặng tình dân tộc, cả hai ông bà đã hồ hởi chào đón chế độ mới, đã có mặt tại Quảng trường Ba Đình trong ngày 2-9-1945 trong đoàn thể văn nghệ sĩ, say mê đón nhận từng lời của bản Tuyên ngôn độc lập. Cũng như 25 triệu đồng bào ta lúc đó, hai ông bà cảm nhận sâu sắc hạnh phúc được làm công dân một nước độc lập. Vì thế, tình cảm kính yêu, quý trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh rất sâu nặng là lẽ đương nhiên. Ông Vũ Ngọc Phan tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, nhận lời làm biên tập viên tạp chí Tiên phong - cơ quan ngôn luận của hội. Công việc tòa soạn bộn bề nhưng lương bổng lại rất khiêm tốn, thậm chí có tháng không lương. Do đó, bà Hằng Phương lại càng nặng gánh gia đình hơn. Nhà thơ của chúng ta lại tiếp tục những chuyến đi con thoi Hà Nội - Thanh Hóa để cải thiện sinh hoạt gia đình.

Ngày 1-1-1946, nhân ra chợ Thanh, bà thấy có bán cam đầu mùa. Đây là thứ cam làng Giàng - một loại cam quý, sản lượng không nhiều, quả nhỏ nhưng vỏ mỏng, vàng ươm, rất ngọt. Bà nảy ý định mua để biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mất nhiều thì giờ bà mới lựa được 10 quả ưng ý, quả nào cũng còn một nhánh lá xanh tươi. Trên xe về Hà Nội, bà nâng niu gói cam trên tay vì sợ đường xấu, xe xóc, cam có thể bị dập. Bà lại băn khoăn: Kèm theo món quà nhỏ, nên chăng làm thêm mấy câu thơ để kính dâng lãnh tụ? Bài thơ lục bát 8 dòng, 56 chữ, dần dần được hoàn chỉnh trên chặng đường 160 cây số. Ba giờ chiều hôm sau (2-1-1946), nữ thi sĩ lên Bắc Bộ phủ. Sự việc này được chính tác giả ghi lại trong sổ tay. Năm 1987, trong tập hồi ký Những năm tháng ấy, Vũ Ngọc Phan có cho in lại. Xin chép ra đây:

“Ở cổng Bắc Bộ phủ có anh vệ quốc rất trẻ đứng gác. Tôi xin phép vào, anh hiền lành gật đầu, không đòi hỏi giấy tờ gì cả. Vào đến phòng khách, tôi đưa gói cam nhỏ và chiếc phong bì trong có bài thơ và nói với đồng chí tiếp khách:

- Thưa ông, tôi đi xa về có gói cam kính biếu Hồ Chủ tịch cùng với bài thơ. Chiều nay, sau bữa cơm, nhờ ông đưa giúp lên để Cụ tráng miệng.

Đồng chí tiếp khách liền nói:

- Ấy, Cụ đang ở phòng bên, Cụ sắp sang đây bây giờ. Bà chờ một tí.

Được gặp Hồ Chủ tịch là điều tôi vô cùng mong ước nhưng lúc ấy không hiểu tại sao tôi lại sợ, nếu gặp Người thì biết nói năng ra sao. Thôi, đã có thơ thay lời rồi. Tôi trả lời:

- Thưa ông, thì giờ quý báu của Cụ còn để lo việc nước, tôi đâu dám làm mất thì giờ của Cụ.

Nói xong, tôi chào rồi tất tả bước xuống thềm ra thẳng cổng, chào anh vệ quốc rồi đi mau ra đường. Trên đường về, tôi lại lo: Mình làm như thế, có điều gì bất kính với Hồ Chủ tịch không? Hay những chuyện nhỏ mọn ấy lại làm mất thì giờ của Người? Tôi lo lắm, không yên tâm, nhưng không dám thổ lộ với ai”.

img

BỨC THƯ NHỎ, Ý NGHĨA LỚN

Câu chuyện tặng cam và 2 bài thơ chân tình, tao nhã nói trên có thể coi là một giai thoại quý của văn chương Việt Nam hiện đại. Xin nói thêm đôi điều cảm nhận về bài thơ nhỏ của Bác Hồ: Người đã xúc động trước tấm lòng thành của nhà thơ nữ, đã nhận quà một cách khiêm tốn, đã có lời cảm ơn thật chu đáo. Lời cảm ơn đó lại làm cho ta rõ thêm sự vững tin của Người vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp cách mạng mà toàn dân tộc đã và đang theo đuổi.

“Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?”, lòng tin đó càng có ý nghĩa khi ta biết muôn trùng khó khăn đang vây bủa nhà nước Cộng hòa non trẻ trong năm đầu đối mặt với 3 thứ giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.

Bức thư nhỏ này còn giúp ta hiểu thêm một nét đẹp khác về nhân cách Hồ Chí Minh. Thử nghĩ xem có lãnh tụ nào lại chân thành, khiêm tốn đến mức “nhận thì không đúng, từ làm sao đây?”.

Nét nhân cách thật lạ, khác người và hết sức cao đẹp. Nói là “khác người” vì xét trong lịch sử xưa và nay, kiểu lãnh tụ ta thường thấy là những người rất có ý thức về cá nhân mình, kiêu ngạo, tự thị, không chịu được những lời nói thẳng nhưng khác với ý mình của bất cứ ai.

Nhân cách Hồ Chí Minh là nhân cách của bậc vĩ nhân. Điều đó giải thích tại sao ngay từ đầu Cách mạng Tháng Tám, biết bao trí thức cấp cao - Tây học có, Hán học có, trẻ tuổi có, cao niên có - đã tự nguyện gác bỏ cuộc sống phong lưu vương giả, chấp nhận những ngày gian khổ hiểm nguy, gắn bó thủy chung với cách mạng cho đến trọn đời.

Một nhân cách hiếm thấy!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo