xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có cán bộ lợi dụng xây dựng nông thôn mới để tham nhũng

Văn Duẩn-Nguyễn Quyết

(NLĐO)- Đại biểu QH Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng bên cạnh tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản lớn khoảng 15.000 tỉ đồng, thì cũng có cán bộ suy thoái đạo đức, lợi dụng xây dựng nông thôn mới để tham nhũng, gây mất niềm tin.


ĐB Nguyễn Ngọc Phương: Thậm chí có những địa phương cán bộ lợi dụng việc xây dựng nông thôn mới nên đã tham ô, tham nhũng-Ảnh:Quochoi.vn

ĐB Nguyễn Ngọc Phương: "Thậm chí có những địa phương cán bộ lợi dụng việc xây dựng nông thôn mới nên đã tham ô, tham nhũng"-Ảnh:Quochoi.vn

Sáng nay 4-11, Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010-2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Phát biểu thảo luận về kết quả giám sát “Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010 - 2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp”, đại biểu (ĐB) Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng tư duy sản xuất nông nghiệp của chúng ta vẫn mang tính “tự cung tự cấp”, chưa mang tính sản xuất hàng hóa và chưa chú ý đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Đại biểu đến từ Quảng Bình cũng thẳng thắn chỉ ra rằng nhiều xã chạy theo thành tích trong xây dựng nông thôn mới, huy động quá sức dân. Hiện nay có 53/63 tỉnh, thành có nợ đọng xây dựng cơ bản trong việc xây dựng nông thôn mới, trong đó ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng là nợ nhiều nhất.

“Thậm chí có những xã, phường, thôn, bản, lợi dụng việc xây dựng nông thôn, cán bộ suy thoái đạo đức nên đã tham ô, tham nhũng, có đơn thư và gây mất niềm tin trong xây dựng nông thôn mới”- ông Phương bày tỏ.

Vì vậy, ông Phương cho rằng cần làm tốt công tác tuyên truyền và không đánh đồng về tiêu chí xây dựng nông thôn mới, vì mỗi vùng miền có đặc điểm, điều kiện khác nhau.

Ông Phương cũng cho rằng cần đầu tư ở nông thôn để giữ dân ở nông thôn cũng như thu hút người dân ở thành thị về nông thôn. Nếu ở nông thôn nghèo đói thì ai cũng tìm cách để lên thành phố.

"Chúng ta suy từ chúng ta mà ra. Phải nói rất nhiều đại biểu trong chúng ta ngồi đây cũng tìm cách mua nhà cửa ở thành phố"- ông Phương nói.

Trong khi đó, ĐB Nguyễn Tuấn Anh (Bình Phước) nhấn mạnh rằng không thể phủ nhận những thành tựu đạt được cũng như tính đúng đắn trong xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Tuy nhiên, cũng không thể không đặt vấn đề về mức độ tương xứng giữa kết quả đạt được với những chi phí đã bỏ ra, cũng như không thể phớt lờ những hệ hụy nghiêm trọng, lâu dài mà nhiều xã, nhiều thôn, nhiều gia đình nghèo phải gánh chịu khi bị huy động đóng góp quá sức.

Theo ĐB Nguyễn Tuấn Anh, cần phải điều tra, thống kê, làm rõ tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới ở các địa phương, trong đó cần làm rõ tình trạng người dân bị huy động quá sức để xây dựng nông thôn. Cần phải đặt câu hỏi về cách xây dựng nông thôn mới, nhiều nơi, nhiều chỗ dẫn đến thành tích phô trương, chạy theo chủ nghĩa hình thức,nặng tính phong trào, trong giai đoạn hiện nay còn phù hợp hay không.

"Đặt câu hỏi như vậy không phải để phê bình, truy cứu, mà để tìm ra những chỗ sai, chỗ lệch, những chỗ lãng phí để tập trung nguồn lực vào những điểm cốt lõi của chương trình"- Đại biểu Tuấn Anh bày tỏ.

ĐB đến từ tỉnh Bình Phước cũng đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường đã phát biểu hôm 3-11, rằng cần phải tháo gỡ những nút thắt về đất đai, theo hướng cần sửa quy định về hạn điền để phát triển nghiệp.

Thiếu sáng tạo, lúng túng

Theo báo cáo giám sát của Ủy ban thường vụ QH, đến ngày 31-12-2015, cả nước có 1.526 xã (chiếm 17,1% tổng số xã) đạt tiêu chí nông thôn mới, bình quân tiêu chí/xã là 12,9 tiêu chí, tăng 8,2 tiêu chí so với năm 2010.

Kết quả thực hiện tại các vùng, miền cũng có sự chênh lệch rõ rệt: số xã đạt tiêu chí nông thôn mới ở Đông Nam Bộ là 46,4%, Đồng bằng Sông Hồng là 42,8%, miền núi phía Bắc chỉ đạt 8,2%, Tây Nguyên đạt 13,2%, Đồng bằng sông Cửu Long đạt 16,7%.

Đến nay, đã có 2.061 xã (chiếm 23%) đạt tiêu chí nông thôn mới, có 27 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới. Sau 5 năm thực hiện, các tiêu chí Chương trình xây dựng nông thôn mới được cải thiện rõ rệt, có mức tăng tích cực so với năm 2011.

Một số tiêu chí đạt cao như quy hoạch (98,74%), an ninh trật tự (93,7%), điện (82,38%), giáo dục (77,86%), thủy lợi (61,37%), thu nhập (56,48%)... Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 17,4% năm 2011 xuống 8,2% năm 2015 (bình quân giảm 1,84%/năm).

Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 50,07% năm 2011 xuống còn dưới 28% năm 2015. Riêng những xã đã đạt tiêu chí nông thôn mới, mức thu nhập bình quân đầu người tăng từ 16 triệu đồng năm 2011 lên đạt 28,4 triệu đồng năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 11,6% xuống còn 3,6%.

Về nguồn vốn thực hiện Chương trình, trong 5 năm cả nước đã huy động khoảng 851.380 tỉ đồng. Quốc hội đã phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ cho Chương trình giai đoạn 2014-2016 là 15.000 tỉ đồng .

Đáng chú ý, để tăng cường quản lý vốn đầu tư, khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tuy nhiên, các địa phương vẫn nợ đọng xây dựng cơ bản lớn, có 53/63 tỉnh/thành phố có nợ đọng với số tiền khoảng 15.277 tỉ đồng, cá biệt đã có địa phương mất khả năng thanh toán gây dư luận không tốt trong nhân dân .

Số nợ đọng xây dựng cơ bản lớn tập trung chủ yếu ở khu vực phía bắc (Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ) là khu vực có phong trào xây dựng nông thôn mới dẫn đầu cả nước, hai khu vực này có số nợ đọng lớn nhất, chiếm tới 75,3% số nợ đọng của cả nước. Tổng số nợ đọng tại các xã đã được công nhận nông thôn mới chiếm đến 46,9% số nợ đọng của cả nước. Số nợ đọng này chiếm 1,8% tổng nguồn lực huy động cho Chương trình và chiếm 5,7% tổng nguồn ngân sách hỗ trợ thực hiện.

Theo đánh giá của báo cáo giám sát, nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc nêu trên, một phần do chưa có chính sách mang tính đột phá, nhất là trong khâu tổ chức lại sản xuất, tích tụ ruộng đất, bảo hiểm sản phẩm nông nghiệp, khắc phục rủi ro thị trường; nguồn vốn ngân sách nhà nước cho Chương trình còn chưa đảm bảo; còn có những hạn chế về năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của một bộ phận cán bộ, nhất là ở cơ sở còn hạn chế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo