xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cô độc giữa người thân

Kha Miên

Đằng sau việc trẻ trốn học, bỏ nhà đi bụi, tự tử, dính các tệ nạn xã hội… là tiếng kêu bi thương từ những nỗi cô đơn tận cùng

img
Minh họa: Nguyễn Tài
Dáng vẻ bất cần, giọng kể chuyện lạnh lùng, T.T.H.N (lớp 10, ngụ quận Tân Bình - TPHCM) kể về cuộc đời mình như đang nói… chuyện của người khác. Nhưng ẩn  trong những lời nói đó, người đối diện vẫn có thể cảm nhận được sự cô đơn tận cùng trong tâm hồn em.

“Ngoan không được quan tâm thì… hư”

Ba mẹ ly hôn khi N. đang học lớp 7 và người anh 26 tuổi. Mẹ dọn đi nơi khác, anh cũng ra ở riêng, N. sống cùng ba.
“Ông ấy hay dẫn người yêu về nhà và coi em như… không khí. Người yêu ông ấy 28 tuổi, hơn anh của em có 2 tuổi thôi. Thật không thể tưởng tượng được!” - N. lắc đầu, ánh mắt lộ vẻ bất bình lẫn chua chát.
Tuổi dậy thì với những bất ổn tâm sinh lý, N. bơ vơ sống giữa những người thân lạ mặt. Cha mải mê công việc làm ăn và quay như chong chóng với những cuộc hẹn hò. Anh trai cũng bận lo cho cuộc sống riêng của mình, có quan tâm thì cũng chỉ tặng N. thú nhồi bông và búp bê - như thuở em còn học mầm non.
Đồ chơi nhiều đến nỗi, như em nói, có thể mở một gian hàng để bán trong vòng một năm mà không cần lấy hàng. Gặp những vấn đề lo lắng, hoang mang về “chuyện con gái’’, em điện thoại cầu cứu mẹ nhưng lần nào cũng nghe một điệp khúc quen thuộc “mẹ bận”. Cho đến một lần, em bị rối loạn kinh nguyệt.
Trong đau đớn và tột cùng hoảng loạn, em gọi mẹ để tìm kiếm sự an ủi, vỗ về nhưng bên tai em vẫn chỉ là câu nói quen thuộc đến đáng sợ: “Mẹ bận”. Từ lần bị “bỏ rơi’’ đó, em bắt đầu… hư.
“Em luôn cầu mong được ai đó tỏ ra lo lắng, dù chỉ một chút thôi, để em có cớ trở về nhà. Vậy mà không có ai cả. Một lần, trong lúc đi chơi khuya với bạn, anh trai gọi điện. Lúc ấy, em chỉ mong anh la mắng, kêu em về, biết đâu em sẽ dừng lại… nhưng anh chỉ nói ngắn gọn: “Đi cẩn thận!’’…
Trước đây, em luôn cố gắng học giỏi và ngoan ngoãn để được mọi người yêu thương. Sau rất nhiều chuyện, em đã nghĩ ngoan không được quan tâm thì… hư vậy”. Nói đến đây, N. bặm môi, lặng thinh thật lâu rồi mới kể tiếp.
Tính đến đầu năm lớp 10, em đã quan hệ tình dục nhiều lần với 4, 5 người bạn trai. Cho đến mới đây, khi dẫn một người bạn gái trong nhóm đi phá thai, ánh mắt giễu cợt, soi mói của nhiều người và sự quát tháo của cô y tá đã khiến em sợ hãi, về nhà suy nghĩ rất nhiều.
Nhưng “em thật sự không thoát ra được chuyện quan hệ tình dục, nó giống như là một thói quen rồi’’. Hơn nữa, đó là nơi cuối cùng để N. còn thấy mình được yêu thương…

Mất phương hướng

Khác với N., N.T.K.P (ngụ quận 4 - TPHCM) được thương yêu, chiều chuộng và quan tâm rất nhiều từ cha mẹ và anh chị. Trong mắt mọi người, P. thật hạnh phúc. Có ai biết được đằng sau đó là nhiều nỗi niềm…

Sinh năm 1995, P. kém người anh đầu 20 tuổi và thua chị kế 15 tuổi. Người anh đầu của P. ra trường với tấm bằng đỏ của Đại học Y Huế. Người anh thứ hai theo đuổi nghề kiến trúc. Người chị thứ ba làm việc trong một ngân hàng tại TPHCM. Khoảng cách tuổi tác và thế hệ đã khiến những người thân quan tâm P. như một đứa trẻ.
Mâu thuẫn dần nảy sinh từ sự thiếu lắng nghe ở cả hai phía và nhất là áp lực “phải bằng anh, bằng chị’’ đè nặng khiến P. mệt mỏi, trống rỗng rồi buông xuôi.
Những ngày “bùng” tiết càng tăng theo những lời nói dối. P. nhốt mình trong thế giới ảo. Ở đó, P. được phép bày tỏ những yêu-ghét của chính mình. Và đôi khi cả sự tuyệt vọng…

Ba mẹ P. không hay biết gì về nỗi niềm của con, cho đến khi P. thi rớt, không vào được một trường công cấp 3, không khí gia đình nghẹt thở. P. bỏ nhà ra đi… Mới đây, P. đã về nhà nhưng mặc cảm khiến P. càng thu mình lại.

Trong lần đi tìm hiểu để viết đề tài này, chúng tôi tình cờ gặp được T.A.T (học sinh lớp 11 một trường THPT ở quận 10 - TPHCM). Mẹ làm giám đốc tài chính công ty riêng, ba làm trưởng kho một công ty bia, T. còn có một em gái nhỏ.
Kể về gia đình, T. nói một cách nhát gừng, vô cảm. Em cho biết ba mẹ hay cãi nhau, ba hầu như không quan tâm đến con cái, mẹ có chia sẻ nhưng rất ít. Em gái còn nhỏ nên cũng không thể tâm sự. Về nhà, T. chỉ biết nhốt mình ở trong phòng chơi game rồi nghiện lúc nào không hay.
Bắt đầu từ năm học lớp 8, T. trốn học đi chơi game. Đến lớp 9, giáo viên chủ nhiệm điện thoại về báo cho gia đình việc T. trốn học nhưng “mẹ la cho một trận rồi thôi’’. Lên cấp 3, mỗi lần muốn nghỉ học, T. chỉ cần báo với mẹ là ở nhà ngủ.
“La thì la nhưng ở nhà rồi thì làm gì được nữa, không lẽ lôi đầu vào trường?” - T. nói. 
Tuy nhiên, T. cũng thừa nhận nếu ba mẹ quan tâm đến em một chút, nhất là những lần đầu tiên em trốn học đi chơi game, có lẽ “em cũng không đến mức chán học mê game như hôm nay”.
Tội phạm vị thành niên tăng nhanh
Theo thống kê của ngành tòa án, có một thực trạng rất đáng báo động là số vụ phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên những năm gần đây tăng nhanh và nhóm tội nào cũng có. Trong số đó, có không ít trẻ vị thành niên phạm tội từng là học sinh ngoan, giỏi. Nguyên nhân là do cha mẹ ít quan tâm chăm sóc con cái, không biết con trẻ nghĩ gì, cần gì..., chỉ đến khi công an thông báo về gia đình, họ mới biết sự việc nhưng lúc đó thì đã quá muộn. Đáng nói nữa là khi ra tòa, nhiều cha mẹ với vai trò là người giám hộ đã không nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc quản lý, giáo dục con cái mà đổ lỗi do nhà trường, xã hội, cho rằng con bị ảnh hưởng bởi bạn bè xấu…
H.Hiếu
Kỳ tới: Cám dỗ
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo