xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cổ vật dưới biển miền Trung

Bài và ảnh: QUỐC HẢI

Phương án khai quật cổ vật trong con tàu bị đắm tại thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi đang chờ ý kiến phê duyệt của các cơ quan chức năng. Đây được đánh giá là kho cổ vật lớn của miền Trung kể từ cuộc khai quật tại vùng biển Cù Lao Chàm, TP Hội An - Quảng Nam 15 năm trước

Đối với những người trực tiếp tham gia cuộc khai quật con tàu cổ tại Cù Lao Chàm từ năm 1977-1999, ký ức về 8 đợt tránh bão trong 16 tháng ròng trên biển vẫn còn sống động như chính chất liệu dân gian tươi sáng của đồ gốm Việt Nam thế kỷ XV được tìm thấy trên tàu. Trong 150 chuyên gia nghiên cứu khảo cổ học, kỹ thuật viên và thủy thủ thuộc 13 quốc gia tham gia cuộc khai quật, họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ, cán bộ Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Quảng Nam (cũ), là người đầy duyên nợ với con tàu.

Nhiều cái nhất

Ngược sông Thu Bồn lên Mỹ Sơn, ngôi nhà tranh tre nứa lá của họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ có thể hình dung như chiếc ghe bầu chở đất sét xuôi trọn dòng chảy “địa văn hóa” từ Mỹ Sơn - Trà Kiệu xuống Hội An rồi ra tới Cù Lao Chàm. “Con tàu gỗ tếch ấy còn cả di cốt của 11 người, trong đó có một cô gái trẻ. Đây là lần đầu tiên phát hiện di cốt trong các cuộc khai quật dưới nước!” - ông Hỷ kể.

Lúc ấy, với tư cách là cán bộ đại diện Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Quảng Nam tham gia ban khai quật, họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ khăn gói ra “ăn nằm” cách cụm đảo Cù Lao Chàm 15 km về hướng Bắc. Việc chính là hỗ trợ công tác đo vẽ hiện vật nhưng do cơ duyên, TS Phạm Quốc Quân, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, trưởng ban khai quật, bị say sóng nên ông Hỷ được ủy nhiệm quyền trưởng ban. “Quá nhiều chuyện để làm, trong 4 năm, tôi hoàn thành được 1.500 bản vẽ” - ông Hỷ không giấu vẻ tự hào.

img

Họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ (bìa phải) vẽ bình tì bà khai quật được trên tàu cổ ở Cù Lao Chàm

Con tàu đắm nằm sâu dưới đáy biển 72 m, việc lặn với bình ôxy là bất khả thi. Các chuyên gia của Anh, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, Nam Phi, Úc, Ấn Độ… phải vận dụng kinh nghiệm của ngành dầu khí để hàn chân máy khoan dưới đáy biển. Các thợ lặn phải vào trong một cái chuông chứa hỗn hợp khí oxygen và helium. Khi lặn xuống chỉ mất khoảng 30 phút nhưng từ đáy lên, phải mất cả giờ để vô bình giảm áp. Bên cạnh đó, trước khi vớt lên, các cổ vật phải được xử lý bằng nhiều biện pháp theo đúng thông số kỹ thuật.

Các chuyên gia khảo cổ dưới nước của Đại học Oxford (Anh) từng nhận định cuộc khai quật này có tầm cỡ quốc tế vì đây là lần đầu tiên Việt Nam tiến hành khai quật khảo cổ học dưới nước sâu nhất, quy mô nhất; phương tiện, thiết bị hiện đại nhất; tốn kém nhất; gian khổ và lâu dài nhất nhưng cũng thu được kết quả to lớn nhất.

Quá nhiều điều kỳ diệu

Họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ cho biết có khá nhiều hiện vật độc bản trong hơn 240.000 đồ sứ, kim loại đã được xử lý kỹ thuật sau cuộc khai quật. Trong đó, một cổ vật độc bản là chiếc nậm rượu hình rồng từng được bán đấu giá tại Mỹ và tốn khá nhiều giấy mực trong giới khảo cổ Việt Nam nhiều năm  trước đây. Hiện tất cả các độc bản này đều được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, còn ông Hỷ thì có chúng qua các bản vẽ, một sự hiện diện đầy đủ nhất của các dòng gốm men Việt Nam trong thế kỷ XV như ấm đầu phượng, ấm đầu gà, ấm quả bầu, đĩa lớn trang trí hoa văn tam thái, tượng phụ nữ quý tộc…

img
Một bình gốm được vớt lên từ con tàu đắm tại Cù Lao Chàm

15 năm qua, họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ lưu giữ 1.500 bản vẽ như bảo vật, lâu lâu chỉ “hé” cho giới sinh viên mượn làm luận văn hoặc “đánh” trên báo Tết vài món cho thỏa chí. Theo kết quả phân tích, có 18 loại hình chính, hơn 160 loại phụ và hàng trăm kiểu khác nhau. Từ dòng gốm hoa lam, gốm vẽ nhiều màu, gốm men ngọc, men xanh dương sẫm đến gốm trắng mỏng văn in và gốm sành. “Bộ sưu tập này có thể gọi là chuẩn để giám định loại hình và niên đại cho các sưu tập gốm Việt Nam” - ông Hỷ nhận định.

Không tận mắt thấy hoa văn trang trí trên hiện vật cổ nhưng những bản vẽ của họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ cho thấy quá nhiều điều kỳ diệu. Đó là nhà cửa, chùa tháp, cung điện, cầu vồng, sông nước, mây trời… đến các tích tôn giáo. Vô khối đề tài về con người, từ thần tiên, phụ nữ tóc dài, những nhân vật quý tộc với lầu son gác tía đến cụ già câu cá, chèo thuyền, chiến binh, người quản tượng, trẻ em nô đùa hay cưỡi trâu thổi sáo, trai gái yêu đương…
 
Thế giới động vật cũng được thể hiện vô cùng sinh động trên gốm như rồng bay phượng múa, voi, hổ, ngựa, trâu, bò, khỉ, hươu. Muông chim từ đại bàng đến vẹt, chích chòe, chào mào, sáo, bói cá, vịt, thiên nga đến các loài rắn, rùa, cá chép, cá mang, trê, tôm, cua, ếch, nhái, dơi, chuồn chuồn và cả ong, bướm… Bên cạnh đó, còn có hàng ngàn hiện vật trang trí theo đề tài hoa lá trên gốm với những mai, sen, cúc, trúc, mẫu đơn, các loại cây cổ thụ...

Nguồn tư liệu quan trọng

Họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ cho biết hầu hết mô típ trang trí trên cổ vật đều phản ánh đời sống sinh hoạt của quê hương Việt Nam. Có lẽ vì thế, với khối lượng hiện vật khổng lồ, sưu tập gốm trên tàu cổ Cù Lao Chàm đã đóng góp nguồn tư liệu quan trọng vào việc nhận thức đồ gốm men Việt Nam trong lịch sử.

Kỳ tới: Tường trìnhcủa biển

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo