xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cơn buốt ngàn tỉ

PHAN ĐĂNG

Sau thời gian chờ đợi, Bộ Công Thương cũng đã hoàn thiện các phương án xử lý 12 dự án yếu kém, thua lỗ để Thường trực Chính phủ cho ý kiến, sau đó trình Bộ Chính trị.

Số phận 12 đại dự án này sắp được định đoạt đã thấy rõ việc hàng ngàn tỉ đồng bị “quăng qua cửa sổ”.

12 dự án thua lỗ, yếu kém thuộc bộ chủ quản Công Thương trải dài nhiều lĩnh vực khác nhau song đang có điểm chung là “bỏ thì thương, vương thì tội”. Theo báo cáo, tổng mức đầu tư ban đầu của 12 dự án là hơn 43.673 tỉ đồng. Sau đó, cả 12 dự án đều mắc phải “căn bệnh” thường thấy ở nhiều dự án đầu tư công, đó là tăng vốn. Tính ra, các dự án này đã được phê duyệt điều chỉnh tăng hơn 63.610 tỉ đồng, tăng tới 45,65%.

Tuy nhiên, số tiền rất lớn khoảng 20.000 tỉ đồng “tiếp sức” cũng chẳng giúp vực dậy 12 dự án. Tới nay, tổng tài sản của 12 nhà máy là hơn 57.679 tỉ đồng nhưng tổng nợ phải trả cũng lên tới hơn 55.063 tỉ đồng. Chẳng những được ưu ái về vốn, 12 dự án còn nhận nhiều ưu đãi về cơ chế, chính sách nhưng cuối cùng vẫn thua lỗ, yếu kém. Trong các dự án thua lỗ này, có dự án âm cả vốn sở hữu, có dự án lỗ lũy kế lớn hơn vốn chủ sở hữu rất nhiều, chưa nói cộng cả nợ phải trả.

Tất cả các phương án đang được đặt lên bàn với quan điểm xử lý dứt điểm theo cơ chế thị trường, không tiếp tục “bao cấp”, đổ tiền ngân sách vào dự án thua lỗ, yếu kém. Dù xót xa tiền ngàn tỉ nhưng cần sớm dứt khoát bởi càng sớm càng giúp giảm thiểu thiệt hại cho nhà nước.

Cùng với việc xử lý về kinh tế với 12 đại dự án này, cũng cần xác định rõ trách nhiệm để xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm liên quan. Đây là điều rất cần thiết bởi lúc này nhìn lại, với tư duy kinh tế đơn thuần, không thể hiểu vì sao lại có thể lập, phê duyệt rồi lại rót tiền thêm vào những dự án này. Đúng là không thể hiểu được vì có dự án sai ngay từ chủ trương đầu tư, có dự án đầu tư xong thì “đắp chiếu”, thậm chí… bán sắt vụn.

Phương án xử lý 12 dự án thua lỗ, yếu kém dù tốt đến mấy cũng chỉ là việc làm cực chẳng đã để giảm thiểu thiệt hại ngân sách, tiền thuế của dân bởi cả chục ngàn tỉ đồng đã “một đi không trở lại”. 12 dự án thua lỗ, yếu kém thêm một lần nữa cho thấy tính hiệu quả của đầu tư công, của doanh nghiệp nhà nước. “Đồng tiền đi liền khúc ruột”, nhà nước không nên làm những gì mà tư nhân có thể làm.

Để giảm thiểu tối đa việc buộc phải tìm phương án xử lý 12 đại dự án thua lỗ ngàn tỉ hay cuộc “giải cứu” bất đắc dĩ tương tự cần đẩy mạnh, đẩy nhanh hơn nữa cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đi đôi với đó là chấm dứt những ưu tiên, ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước, buộc họ phải cạnh tranh minh bạch và sòng phẳng với khu vực tư nhân.

Được vậy thì người dân đóng thuế mới ít phải chịu những cơn buốt ngàn tỉ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo