xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Con đường của Nguyễn Tất Thành

Hồ Anh Hải

Kể từ ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời Bến Nhà Rồng lên đường sang Pháp. Chuyến đi ấy đã làm thay đổi vận mệnh Tổ quốc, đưa Việt Nam từ một nước nô lệ, nghèo khổ, lạc hậu trở thành quốc gia độc lập tự chủ và đang nhanh chóng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chàng trai Nguyễn Tất Thành mới 21 tuổi đã một mình dấn thân vào cuộc trường chinh vạn dặm khi cả dân tộc ta còn đang chìm đắm trong nô lệ, nghèo khổ và lạc hậu.
 
Nhìn thấy chân trời hửng sáng
 
Nguyễn Tất Thành biết rằng trước anh đã có hai nhà yêu nước rời Tổ quốc ra đi cùng với hoài bão như vậy. Đó là giải nguyên Phan Bội Châu (Nghệ An) và phó bảng Phan Châu Trinh (Quảng Nam) - hai bậc thức giả nổi tiếng.
 
img
100 năm trước, con tàu L’ Admiral Latouche Tréville đưa Nguyễn Tất Thành
rời Bến Nhà Rồng tìm đường cứu nước. Ảnh: TƯ LIỆU
 
Trong đêm dài nô lệ ấy, một số người con ưu tú của dân tộc ta đã nhìn thấy những chân trời hửng sáng ở hai phía Đông và Tây. Họ quyết định đi tìm chân lý nhưng nên đi đâu, Đông hay Tây?
 
Châu Á thời ấy có Nhật Bản mới nổi lên như một vì sao sáng. quốc  gia này chỉ sau vài chục năm cải cách mở cửa với phương Tây đã thực hiện “Phú quốc binh cường”, đủ sức đánh bại hai nước lớn hơn hàng chục lần là Trung Quốc (năm 1894) và Nga (năm 1905). Từ đó, nhiều nhà yêu nước và trí thức châu Á tới Nhật học hỏi. Tôn Dật Tiên, Tưởng Giới Thạch, Lỗ Tấn từ Trung Quốc; Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh từ Việt Nam... đều đến đây.
 
 Năm 1905, Phan Bội Châu đến Tokyo, khéo léo tranh thủ sự giúp đỡ của chính phủ Nhật và đã đưa được hàng trăm thanh niên Việt Nam sang đây học quân sự, chính trị nhằm chuẩn bị lực lượng đánh đuổi thực dân Pháp. Đó là phong trào Đông Du nổi tiếng.
 
Năm sau, Phan Châu Trinh sang Nhật. Hai nhà yêu nước hết mực quý trọng nhau nhưng Phan Châu Trinh không tán thành chủ trương của Phan Bội Châu là dựa vào Nhật để đuổi Pháp và tái lập chế độ phong kiến ở Việt Nam.
 
Phan Châu Trinh về Quảng Nam phát động phong trào Duy Tân rồi ra Hà Nội tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục của các sĩ phu Bắc Hà. Ba phong trào trên đã đưa cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ta lên đỉnh cao chưa từng thấy khiến thực dân Pháp run sợ.
 

Sáng suốt và dũng cảm
 
Thực tế cho thấy không thể dựa Nhật để đuổi Pháp vì thực dân và đế quốc cùng một giuộc. Thực dân Pháp nhanh chóng dập tắt phong trào Đông Du bằng cách trao đổi lợi ích với Nhật, thuyết phục Nhật đuổi hết người Việt Nam học ở nước này. Tháng 3-1909, Phan Bội Châu bị chính phủ Nhật trục xuất.
 
Nguyễn Tất Thành đã suy nghĩ kỹ tất cả các vấn đề nói trên. Thực ra, ý tưởng đi về phương Tây tìm chân lý đã nhen nhóm trong đầu óc con người thiên bẩm thông minh và có trực giác chính trị nhạy bén này từ rất sớm.
 
Từ bé, Tất Thành đã được đọc nhiều tân thư từ Trung Quốc bí mật đưa sang nước ta. Đó là các tác phẩm của những nhà khai sáng phương Tây được người Nhật dịch rồi người Trung Quốc chuyển ngữ thành chữ Hán.
 
Nhờ đó, anh chẳng những biết về các tư tưởng dân chủ tự do mà còn hiểu được vì sao nước Nhật xưa kia nhỏ yếu, lạc hậu nhưng lại nhanh chóng trở thành cường quốc - đó là do họ học được cái hay, cái tốt từ phương Tây, nơi phát xuất những tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại.
 
Sau khi phong trào Đông Du bị dập tắt, Nguyễn Tất Thành càng hiểu rõ: Truyền thống chuyên chế của phương Đông còn có ảnh hưởng rất lớn ở Nhật; dù sao Nhật cũng chỉ học của phương Tây.
 

Có lẽ với những suy nghĩ trên, Nguyễn Tất Thành đã quyết định đi về phương Tây, như các nhà cải cách người Nhật hồi thập niên 60-90 thế kỷ XIX từng đi.

 
Đến tận các xứ sở tiêu biểu của văn minh phương Tây để học hỏi và tìm đường cứu dân, cứu nước – sự lựa chọn sáng suốt và dũng cảm này đã làm cho sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Tất Thành thành công rực rỡ và khiến nhà cách mạng ấy có những phẩm chất nhân văn trội hơn các lãnh tụ khác của dân tộc ta cũng như của nhiều nước Á Đông.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo