xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguyễn Ái Quốc: Tìm và thấy

Trần Bích Thủy

Có một con đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Lênin, đó là con đường của chủ nghĩa yêu nước thấm nhuần trong tư tưởng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành

Những năm đầu thế kỷ XX, đất nước ta trong hoàn cảnh cực kỳ ngột ngạt. Phong trào Cần Vương chỉ còn lại những tiếng thở dài bất lực, trong khi thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai với sự rên xiết của nhân dân.
Phong trào Đông Du bị chính người Nhật phản bội, trục xuất cụ Phan Bội Châu. Phong trào Duy Tân gây tiếng vang lớn cũng bị đàn áp, Phan Châu Trinh bị bắt giam, dù sau được ân xá nhưng vẫn trong vòng kìm tỏa của thực dân Pháp. Đó cũng là lúc người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất dương chỉ với hành trang là tấm lòng yêu nước nồng nàn, khát khao tìm cách cứu giống nòi khỏi ách thực dân.

Tiếng gọi của “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”

Chính các phong trào Đông Du, Duy Tân và những chuyến xuất dương của các chí sĩ đã ảnh hưởng lớn đến Nguyễn Tất Thành. Có điều anh không chọn Nhật Bản, Trung Quốc mà đến chính “mẫu quốc”, nước đang đô hộ dân tộc mình.
Năm 1911, Nguyễn Tất Thành, lúc ấy 21 tuổi, đã có một sở học căn bản, một tấm lòng yêu nước truyền thống, thường tiếp xúc với những chí sĩ ưu thời mẫn thế và quyết định ra đi. 
Con tàu Amiral Latouche - Tréville khởi hành ở cảng Sài Gòn ngày 5-6-1911 mở đầu cho cuộc tìm kiếm chân lý hay nói chính xác là tìm một phương tiện hiệu quả nhất để giải phóng dân tộc của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Hành trình 10 năm sau đó là cuộc mưu sinh, thâm nhập thực tiễn và học hỏi.
Đó cũng là quá trình vô sản hóa khi mà từ anh phụ bếp Văn Ba đến Nguyễn Ái Quốc thường xuyên tiếp xúc với giai cấp vô sản ở nhiều nước. Ý thức giai cấp, ý thức thân phận người dân ở một nước nô lệ được hình thành ngày thêm sâu sắc.
Thế chiến lần I bùng nổ, Nguyễn Ái Quốc trở về Pháp. Bản chất của chủ nghĩa đế quốc, thực dân bộc lộ hơn bao giờ hết. Tư tưởng chống thực dân là tư tưởng chủ đạo của Người lúc bấy giờ.
Chiến tranh kết thúc, hiệp ước hòa bình năm 1919 đã lờ đi số phận của các quốc gia bị đô hộ, cả những người chống thực dân lúc này cũng thất vọng vì họ đã bị bỏ quên, những tư tưởng về các quốc gia tự quyết của Tổng thống Mỹ Wilson đề xướng cũng bị quên lãng.

img

Báo chí là kênh đấu tranh hiệu quả của Nguyễn Ái Quốc khi hoạt động ở Pháp.
Ngày 1-4-1922, tờ Le Paria do Người làm chủ nhiệm ra số đầu tiên. Ảnh: Tư liệu
 
Đó cũng là lúc Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp, đơn giản chỉ vì: “Đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực nước tôi, tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của đại cách mạng Pháp: Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.

Đúng lúc này, Nguyễn Ái Quốc gặp cứu cánh qua bài báo Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo. Trong đó, Lênin đã diễn đạt một cách đầy đủ và sâu sắc những gì mà Người đã tìm kiếm trên chặng đường đi tìm chân lý của mình. “Đây chính là con đường giải phóng của chúng ta” - Nguyễn Ái Quốc thốt lên.

Quan điểm của Lênin là một bằng chứng sáng tạo từ chủ nghĩa Mác, khi khẳng định rằng “mọi phong trào dân tộc (ở thuộc địa) chỉ có thể là dân chủ tư sản thôi, vì quảng đại quần chúng nhân dân ở các nước lạc hậu là nông dân, tức là những người đại diện cho những quan hệ tư bản. Nếu... những đảng vô sản ở các nước đó... không ủng hộ phong trào này trên thực tế, mà lại có thể thi hành sách lược và chính sách cộng sản trong những nước lạc hậu đó thì là không tưởng”.
Tư tưởng này của Lênin đúng với suy nghĩ của Nguyễn Ái Quốc về phong trào giải phóng dân tộc. Việc bỏ phiếu cho Quốc tế II hay gia nhập Quốc tế III tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp ngày 29-12-1920 cũng vì lẽ Quốc tế III “rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa... tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”- Người tuyên bố.

Sáng tạo từ chủ nghĩa Mác

Tư tưởng Lênin như chìa khóa mở ra một chân trời mới, được thể hiện sau đó trong Đường Kách mệnh, Chính cương và sách lược vắn tắt... của Người.

Đó chính là sự sáng tạo của chủ nghĩa Mác mà Nguyễn Ái Quốc tiếp thu được trong quá trình hoạt động chính trị ở Pháp. Điều đó cho thấy một Nguyễn Ái Quốc không giáo điều, không máy móc khi nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác.
Năm 1924, tại Moscow, bằng trực quan của một nhà cách mạng mácxit lỗi lạc, Người đã thấy “độ chênh” giữa lý luận mácxit và thực tế của các quốc gia phương Đông, trong đó có Việt Nam và đề nghị bổ sung.
Người viết: “Xã hội Đông Dương – và tôi có thể nói: Ấn Độ hay Trung Quốc, về mặt cấu trúc không giống các xã hội phương Tây thời trung đại cũng như thời cận đại và đấu tranh giai cấp ở đó không quyết liệt như ở đây. Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được. Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng nhân học phương Đông...”.
Đó cũng là một vấn đề trong việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Người không giáo điều và rất thực tế, muốn truyền sức sống cho chủ nghĩa Mác trên “cơ sở lịch sử” thực tế của từng quốc gia, khu vực, với hoàn cảnh lịch sử cụ thể và biện chứng.
Việc Người can đảm giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương sau Cách mạng Tháng Tám để đối phó với thù trong giặc ngoài là một ví dụ sinh động cho sự sáng tạo ấy.
Thực ra, đó là một sách lược của Người, cho Đảng rút vào hoạt động bí mật và giữ nguyên trọng trách lãnh đạo cách mạng của Đảng, lùi ngày tổng tuyển cử, cho phép các đảng đối lập tham gia...
Người đã thành công khi lèo lái con thuyền cách mạng trong bão táp nhưng cũng gây không ít tranh cãi trong phong trào cộng sản quốc tế lúc bấy giờ.

“Huyền thoại kép”

Chính với sự sáng tạo biện chứng ấy, Hồ Chí Minh đã cùng dân tộc ta làm nên một Điện Biên lẫy lừng. Tiếp theo là chiến thắng lịch sử 30-4-1975, dù trong hoàn cảnh phức tạp của phong trào cộng sản quốc tế lúc bấy giờ và dù phải đối đầu với siêu cường số 1 thế giới.
Người đã trở thành nhà cách mạng có ảnh hưởng lớn nhất đối với phong trào giải phóng dân tộc và là một danh nhân thế giới chói lòa.

Trong lời giới thiệu công trình của mình Ho Chi Minh - The mising years (tạm dịch: Hồ Chí Minh - Những năm tháng chưa biết đến), bà Sophie Qui-Judge, nhà nghiên cứu về triết học, văn hóa và xã hội Việt Nam tại ĐH Temple – Mỹ, nhận xét Hồ Chí Minh là một “huyền thoại kép” (the double myth), với ý nghĩa Người là lãnh tụ duy nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á giai đoạn tiền bán thế kỷ XX mang tinh thần vừa là nhà yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc, vừa là người cộng sản quốc tế.

Nhận xét đó chính xác. Hồ Chí Minh cuối cùng vẫn là người cộng sản, người yêu nước, không thể khác. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Hồ Chí Minh là người yêu nước 100% mà cũng là người cộng sản 100%”.
Tính cách độc đáo của nhà tư tưởng Hồ Chí Minh là ở chỗ đó. Cũng chính vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh có ảnh hưởng sâu rộng đến phong trào chống thực dân, giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và cả châu Mỹ Latin.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo