xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công dân có quyền đặt tên thoải mái

Phan Anh

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng việc đặt tên quá dài hay bằng số, ký tự không ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức…

Sáng 9-6, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thuyết minh báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân và dự kiến tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ Luật Dân sự (sửa đổi).

Cân nhắc cho trẻ quyền thay tên

Theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, phải có những quy định mang tính nguyên tắc về quyền con người, quyền công dân. Do đó, bộ luật đề xuất: “Tên của công dân Việt Nam và người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Họ, tên của một người không được vượt quá 25 chữ cái”.

Tuy nhiên, điều này không nhận được sự tán thành của Ủy ban Pháp luật của QH - đơn vị thẩm tra dự thảo bộ luật. Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH, cho rằng quy định như vậy là không cần thiết. “Việc đặt tên bằng số, bằng một ký tự hay quá dài cũng không ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng” - ông bày tỏ.

Ông Lý đề nghị ban soạn thảo làm rõ những nội dung này để bảo đảm thể chế hóa quy định của Hiến pháp về tôn trọng quyền con người, quyền công dân. Ủy ban Pháp luật chỉ đồng ý hạn chế việc đặt tên trong trường hợp gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.

Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị ban soạn thảo cân nhắc việc cho phép trẻ dưới 14 tuổi quyền được thay đổi tên và chữ đệm trong bất kỳ trường hợp nào. Bởi lẽ, trẻ dưới 14 tuổi là giai đoạn đang phát triển, chưa định hình về mặt tính cách, tâm lý. Hơn nữa, quy định này cũng không phù hợp với Luật Hộ tịch.

 

Đại biểu bấm nút thông qua Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi)Ảnh: Thắng Long
Đại biểu bấm nút thông qua Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi)Ảnh: Thắng Long

Thận trọng với việc thừa nhận chuyển đổi giới tính

Đối với quy định về lãi suất thỏa thuận không được vượt quá 200% theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố, Ủy ban Pháp luật tán thành.

Tuy nhiên, cũng có đề nghị không quy định lãi suất cơ bản trong bộ luật vì trong nền kinh tế thị trường, giao dịch dân sự dựa trên sự thỏa thuận; không quy định lãi suất cơ bản vẫn có căn cứ để thực hiện nghĩa vụ tài chính, chẳng hạn lãi suất trung bình của một số ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố... Ông Phan Trung Lý nhìn nhận đây là vấn đề quan trọng, còn nhiều ý kiến khác nhau nên đề nghị các ĐBQH tiếp tục thảo luận, cho ý kiến.

Đối với quy định “Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính. Trường hợp cá nhân đã chuyển đổi giới tính thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân khác”, Ủy ban Pháp luật cho rằng việc thừa nhận hay không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính không chỉ liên quan đến quyền nhân thân của một cá nhân mà theo đó là rất nhiều vấn đề xã hội phát sinh, như: hành lang pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp y học để chuyển đổi giới tính, vấn đề công nhận hôn nhân đồng giới, sự phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và truyền thống, phong tục, tập quán của Việt Nam... Do đó, vấn đề này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng.

 

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn

Thủ tướng vừa phân công các thành viên Chính phủ trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9, QH khóa XIII trong 3 ngày 11, 12 và 13-6, gồm: bộ trưởng các bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề trong chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội và trực tiếp trả lời chất vấn vào sáng 13-6.

T.Dũng

 

Năm 2016, Quốc hội họp 3 kỳ

Sáng cùng ngày, QH đã nghe Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc trình bày tờ trình về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của QH năm 2016.

Theo ông Phúc, năm 2016, bộ máy của nhiều cơ quan nhà nước có sự điều chỉnh, nhiệm vụ được chuyển giao giữa 2 giai đoạn, một số chính sách được định hướng mới. Vì vậy, ngoài bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, các cơ quan còn phải dành thời gian cho công tác tổ chức và nhân sự. “Trong bối cảnh đó, QH sẽ tiến hành 3 kỳ họp trong năm 2016” - ông Phúc cho hay.

Kỳ họp thứ 11 của QH khóa XIII sẽ diễn ra khoảng 10 ngày, vào cuối tháng 3-2016. Kỳ họp này tập trung tổng kết công tác cả nhiệm kỳ, thực hiện giám sát công tác bầu cử ĐBQH nhiệm kỳ khóa XIV và ĐB HĐND nhiệm kỳ 2016-2021; dự kiến không tổ chức chất vấn và giám sát chuyên đề.

Kỳ họp đầu tiên của QH khóa XIV sẽ diễn ra khoảng 20 ngày vào cuối tháng 7-2016; chủ yếu làm công tác tổ chức bộ máy và nhân sự cấp cao của các cơ quan nhà nước, xem xét báo cáo về công tác bầu cử ĐBQH nhiệm kỳ khóa XIV và ĐB HĐND nhiệm kỳ 2016-2021. Kỳ họp thứ hai, QH khóa XIV diễn ra vào cuối tháng 10-2016. Lúc này, hoạt động của QH đi vào ổn định nên tập trung vào các nội dung chính là kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng và hoạt động giám sát.

Không có ĐB nào thảo luận về các vấn đề này nên QH nghỉ họp sớm.

Cùng ngày, ĐBQH đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2015 với 427/437 ĐB tán thành (chiếm 86,26%). Như vậy, sẽ lùi thời gian trình dự án Luật Biểu tình từ kỳ họp thứ 9 sang kỳ họp thứ 11. QH cũng nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật và biểu quyết thông qua Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi) với kết quả 422/425 ĐB tán thành (chiếm 85,25%).

Chiều cùng ngày, ĐBQH thảo luận về dự án Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND.

Ng.Phan

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo