xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

CSGT học cách ứng xử đẹp

THU HỒNG

Hơn 1.000 CSGT thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP HCM và các quận, huyện đã tham gia tập huấn về văn hóa ứng xử nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp trong quá trình tiếp xúc người dân

Ngày 10-9, Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TP HCM đã khai mạc Hội nghị tập huấn “Nâng cao văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp của đoàn viên thanh niên, quần chúng thuộc lực lượng CSGT TP”.

Thời gian qua, nhiều hành vi ứng xử của CSGT bị dư luận đánh giá là không đẹp như bị “tố” bỏ rơi cô gái giữa chân cầu Sài Gòn lúc nửa đêm, đánh học sinh trên phố, ném đá người đi đường… Theo thượng tá Trần Thanh Trà, Trưởng Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt, xác minh từng vụ việc cho thấy CSGT không sai nhưng khi xử lý tình huống, do thiếu kỹ năng giao tiếp nên dễ gây hiểu lầm và tạo hình ảnh không đẹp. Đợt tập huấn này nhằm trang bị kiến thức trong ứng xử, nâng cao bản lĩnh, khả năng ứng phó của CSGT trước các tình huống xấu, phức tạp như chống đối, tấn công người thi hành công vụ do người vi phạm luật giao thông gây ra.

Nữ CSGT tạo hình ảnh đẹp trong mắt người dân Ảnh: Hoàng Triều
Nữ CSGT tạo hình ảnh đẹp trong mắt người dân Ảnh: Hoàng Triều

Thượng tá Trần Thanh Trà cho biết CSGT thường ngày phải đối mặt, tiếp xúc nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội. Do đó, khi ra đường làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nếu vì lý do nào đó mà CSGT ứng xử không hay, không đẹp thì dễ dàng làm mất lòng tin của người dân. “Chúng tôi luôn khuyến khích cán bộ, chiến sĩ hết mình vì nhiệm vụ, không được núp trong bóng tối hay những đoạn đường có biển báo chưa rõ ràng để xử phạt người đi đường” - ông Trà nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi vì sao văn hóa ứng xử của CSGT còn hạn chế, trung tá Trần Hồng Minh, Phó trưởng Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt, cho rằng do bản lĩnh, tâm tính mỗi người. Có người dễ bộc lộ cảm xúc khi ứng xử tình huống nhưng cũng có người nhã nhặn, kiềm chế được cảm xúc. Chưa kể, do mật độ công việc nhiều, CSGT làm hết việc chứ không hết giờ nên thường phải tăng giờ làm, chưa kể áp lực thời tiết cũng ảnh hưởng tâm lý ít nhiều. “Chúng tôi sẽ xử lý nghiêm những cán bộ, chiến sĩ vi phạm Điều lệnh Công an Nhân dân, lễ tiết, tác phong… Tuy nhiên, cũng mong người dân, cơ quan truyền thông cần có sự xem xét 2 chiều, kiểm tra lại tính xác thực của sự việc khi có thông tin phản ánh” - ông Minh nói.

Theo trung tá Minh, ngoài đợt tập huấn kéo dài từ 7-12 ngày, Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt cũng thường xuyên huấn luyện tư tưởng cho các cán bộ, chiến sĩ qua các cuộc họp giao ban hằng tháng, quý, những đợt giao lưu với chuyên gia tâm lý, luật sư… “Ngoài ra, để tránh những hành vi ứng xử không hay, chúng tôi đã đề xuất Công an TP trang bị camera gắn trên xe tuần tra hoặc trên mũ CSGT để xử lý chính xác các hành vi vi phạm” - ông Minh cho biết.

Phải biết “chào, cảm ơn, xin phép và xin lỗi”

ThS Hà Tài Sáu - Phó Hiệu trưởng Trường Đoàn Lý Tự Trọng, giảng viên đứng lớp - cho biết CSGT ra đường tuần tra, xử lý vi phạm chịu áp lực công việc, thời gian và tâm lý nặng nề. Do đó, để xử lý tốt mọi tình huống và gần dân hơn thì cần phải thực hiện 4 biết: Chào, cảm ơn, xin phép và xin lỗi. Chỉ có nâng cao bản lĩnh, chuyên môn và đạo đức thì hình ảnh người CSGT mới đẹp, tạo sự tin yêu trong mắt người dân.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo