xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cư dân lo lắng trở lại hiện trường sập nhà cổ bị phong tỏa

N.Hưởng - N.Dung

(NLĐO)- Sáng nay 23-9, lực lượng công an vẫn đang canh phòng nghiêm ngặt hiện trường vụ sập nhà cổ tại 107 Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

 

Sáng nay 23-9 người dân buôn bán trong khu căn nhà 107 Trần Hưng Đạo đưa đồ đạc ra phía ngoài
Sáng nay 23-9 người dân buôn bán trong khu căn nhà 107 Trần Hưng Đạo đưa đồ đạc ra phía ngoài

Sáng nay 23-9, lực lượng công an vẫn đang canh phòng nghiêm ngặt hiện trường vụ sập nhà cổ tại 107 Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm, Hà Nội), đống đổ nát đã cơ bản được thu dọn gọn gàng. Nhiều người cư trú trong tòa biệt thự này đã được vào trong để chuyển đồ ra phía ngoài.

Gương mặt thất thần khi quay lại căn nhà sập để tìm lại đồ đạc của mình, chị Phạm Thị Thúy (29 tuổi, bán hàng hoa quả đối diện căn nhà sập) trong trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động cho biết, lúc căn biệt thự sập xuống vào khoảng gần 13 giờ ngày 22-9 chị đang bán hàng, mọi người vẫn đang trong giờ nghỉ trưa nên khu vực buôn bán cũng ít khách.

Lực lượng chức năng vẫn đang canh giữ nghiêm ngặt hiện trường vụ sập nhà
Lực lượng chức năng vẫn đang canh giữ nghiêm ngặt hiện trường vụ sập nhà

“Khoảng gần 13 giờ, bất ngờ một mảng tường lớn bên trái tòa nhà đổ “rầm” một tiếng như bom nổ. Tôi tri hô lên: “Mọi người chạy đi nhà nó đổ đấy” thế là mọi người chạy ra phía ngoài, ngay lập tức tầng 2 tòa nhà đổ sập xuống” - Chị Thúy kể lại.

Theo chị Thúy, sau khi nhà sập xuống, mọi người quay lại kiểm tra thì phát hiện bà Hải bị mắc kẹt trong đống đổ nát, thương tích ở đầu. Người dân nhanh chóng đưa bà Hải đi cấp cứu tại bệnh viện.

Cũng là người may mắn thoát chết, chị Từ Thị Hà (31 tuổi) người bán hàng ngay chân cầu thang, cạnh nơi bán hàng của nạn nhân Lê Thị Hường (SN 1968), người đã tử vong trong vụ sập nhà, cho biết trước thời điểm bị sập, mọi người không thấy bất cứ biểu hiện gì từ ngôi nhà. Khi nhà sập, chị Hà đang lên trên cầu thang để phơi giẻ lau nhà, cũng nhờ thế mà chị may mắn thoát nạn.

Chị Phạm Thị Thúy (29 tuổi) kể lại thời điểm ngôi nhà sập xuống
Chị Phạm Thị Thúy (29 tuổi) kể lại thời điểm ngôi nhà sập xuống

“Khi vừa nghe tiếng “rầm” rất lớn, tôi hoảng hồn chạy xuống cầu thang hướng ra cửa. Vừa bước xuống cầu thang, tường gạch đổ ập ngay xuống chân tôi, khói bụi mù mịt, cùng lúc tiếng mọi người kêu cứu la hét ở khắp nơi, có cả tiếng khóc của trẻ con. Khi đổ xong hoàn hồn quay lại chỗ mình bán thì một người bán hàng ngay bên cạnh may mắn thoát chết vì ngồi dưới chân cầu thang gạch đá rơi 2 bên. Còn chị Hường gồi dưới cầu thang nhưng sâu vào bên trong ở trên có 1 lỗ hổng nên bị chiếc điều hòa rơi vào đầu dẫn đến tử vong” - Chị Hà đau buồn kể lại.

Được biết, đêm ngày 22-9, gần 50 người dân sống trong căn nhà bị sập trên phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội) được chính quyền đưa về khu đô thị Định Công tạm trú. Ngoài ra, nhiều người khác phải ở nhà những người thân trong thành phố.

Bác sĩ Lê Việt Khánh, Khoa Phẫu thuật cấp cứu tiêu hóa, Bệnh viện (BV) Việt Đức, đến sáng 23-9 chỉ còn 2 nạn nhân vụ sập nhà điều trị tại bệnh viện này. Trong đó, một nạn nhân nữ bị gẫy khớp cổ chân bên phải đã được phẫu thuật đêm qua. Hiện sức khỏe nạn nhân này ổn định và tiếp tục được điều trị tại khoa Chấn thương chỉnh hình 1. Nạn nhân còn lại bị thương nặng hơn là Vũ Thị Thúy Hằng (37 tuổi), nhập viện từ 14 giờ chiều qua trong tình trạng sốc, mất máu nhiều do vỡ xương chậu ở mức độ phức tạp. Đêm 22-9 nạn nhân đã được nút mạch để cầm máu. Hiện bệnh nhân Vũ Thị Thúy Hằng ổn định hơn nhưng vẫn đang phải theo dõi chấn thương ổ bụng tại khoa cấp cứu.

Nạn nhân Nguyễn Thị Tiêu được điều trị tại BV Bạch Mai
Nạn nhân Nguyễn Thị Tiêu được điều trị tại BV Bạch Mai

Tại BV Bạch Mai, 1 nạn nhân khác trong vụ tai nạn sập nhà hôm qua vẫn đang điều trị. Đó là nạn nhân Nguyễn Thị Tiêu (64 tuổi) bị thương nặng. Sau khi được xử lý 2 vết thương do gãy xương bàn chân và xương đòn, nạn nhân này đang được tiếp tục điều trị tại khoa Ngoại, BV Bạch Mai. Anh Bùi Văn Hưng, con của nạn nhân Nguyễn Thị Tiêu nằm điều trị tại Khoa Ngoại (BV Bạch Mai) Hà Nội.

Trên giường bệnh, bà Tiêu đã được xử lý các chấn thương hàm mặt, gãy xương đòn nhưng bà vẫn rất mệt mỏi. “Cả đêm qua qua tôi chỉ chợp mắt được chỉ khoảng 30 phút bởi cứ nhắm mắt vào lại hiện lên hình ảnh một mình bị vùi sâu trong lớp gạch đất, đau đớn… Lúc tòa nhà sập xuống, tôi đang đứng ngay đầu ngõ, tự dưng thấy có tiếng ầm ầm. Trước khi đổ sập có nghe tiếng răng rắc. Chưa định hình được tiếng kêu lạ ở đâu thì gạch đã đổ sập xuống, đẩy tôi ngã quỵ. Lúc ấy đau lắm, vẫn tỉnh mà không biết làm thế nào với khối đất đá đè lên người, tôi nghĩ là mình sẽ chết”- bà Tiêu nhớ lại.

Bác sĩ Trần Mạnh Hùng, Phó trưởng Khoa Ngoại, BV Bạch Mai, cho biết ngay sau khi bệnh nhân nhập viện tất cả các chấn thương đã được xử lý. Trong ngày hôm nay bệnh nhân vẫn được theo dõi chặt chẽ, làm các xét nghiệm cần thiết, lưu ý các chấn thương tiếp theo.

Hiện trường căn nhà sập
Hiện trường căn nhà sập

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo UBND TP Hà Nội, các cơ quan chức năng đã khẩn trương kiểm tra, di chuyển các hộ dân trong khu vực, phong tỏa khu vực nguy hiểm, tổ chức chống đỡ không để công trình tiếp tục sập đổ và xảy ra thiệt hại về người và tài sản. Đồng thời, thành phố giao Viện Khoa học công nghệ và Kinh tế Xây dựng Hà Nội tổ chức giám định, xác định nguyên nhân sự cố, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến công trình và các công trình liền kề, báo cáo UBND thành phố để chỉ đạo, giải quyết. Đặc biệt, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc giải quyết, khắc phục và xử lý sự cố, chịu trách nhiệm giải quyết sự cố công trình theo quy định của pháp luật theo trách nhiệm của chủ quản lý sử dụng công trình.

Trước mắt, TP Hà Nội giao Sở Xây dựng bố trí nơi tạm cư cho 16 hộ dân với 61 nhân khẩu bị ảnh hưởng, hiện không có nơi ở đến tạm cư tại Nhà CT1- khu đô thị Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Trần Việt Trung, Sở đã chuẩn bị quỹ nhà 40 căn tại CT1 - Khu đô thị Định Công để bố trí cho các hộ dân nhà 107 Trần Hưng Đạo tạm cư, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các hộ dân.

 

Căn biệt thự cổ số 107 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội được xây dựng từ năm 1905, đã qua sửa chữa, tu tạo vào những năm 1990, do sự quản lý của Ban Quản lý dự án Đường sắt (Tổng công ty Đường sắt VN), đang trong diện bảo tồn. Ngôi biệt thự có diện tích mặt bằng 1.164 m2 gồm 3 khối. Khối thứ 2 có diện tích 300 m2 đổ sập sang hai bên lối đi của tòa nhà.

Nguyên nhân ban đầu được xác định do tòa nhà đã qua sử dụng nhiều năm (110 năm), đã xuống cấp. Những trận mưa liên tục trút xuống trong những ngày qua đã dẫn khiến toà nhà bị thấm nước, giảm khả năng chịu lực dẫn đến tự sập đổ một phần.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo