xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cụm tình báo huyền thoại

Đạo diễn Lê Phong Lan

Những điệp viên của Cụm Tình báo A20 - H67 đã lập nhiều chiến công đặc biệt, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đến thắng lợi, thống nhất đất nước. Có rất nhiều câu chuyện hấp dẫn về họ…

Đầu thập niên 1960, tình hình miền Nam vô cùng căng thẳng. Nhiều đơn vị tập kết được lệnh chuẩn bị trở về Nam chiến đấu và nhiều lớp huấn luyện đặc biệt điệp báo cũng đã được mở cấp tốc tại Hà Nội. Những người tham gia lớp huấn luyện đặc biệt này sẽ trở về Nam để xây dựng lực lượng tình báo phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

img

Một số cựu điệp viên Cụm A20-H67 trong một lần gặp nhau sau năm 1975. Ảnh tư liệu của Lê Phong Lan

 
Ngày về miền Nam
 
Tỉnh Hòa Bình, một ngày đầu năm 1961, Trung đoàn 4 (E570) thuộc Sư đoàn 330 Binh chủng Pháo binh đang tích cực luyện quân chuẩn bị đi B thì bất ngờ trung úy Lê Văn Nghi được mời lên văn phòng chỉ huy khu tập huấn. Lệnh điều động của Cục 2 - Bộ Tổng Tham mưu đã đến và trung úy Nghi được lệnh phải về thẳng Hà Nội ngay ngày hôm đó. Trung úy Nghi là một trong số ít người được chọn để tham gia lớp huấn luyện đặc biệt dành cho các sĩ quan tình báo, những người sau này sẽ đảm nhận trách nhiệm tổ chức và điều hành hoạt động của các lưới điệp báo, từ nội thành ra đến chiến khu.
 
Năm tháng đầu, Lê Văn Nghi trải qua đợt tập huấn trinh sát mặt đất tại khu vực cầu Long Biên. Kết thúc khóa huấn luyện đầu tiên, ông được điều đến học ở Trạm 354, tiếp tục khóa huấn luyện về điệp báo. Tham gia đợt huấn luyện này còn có các nhân vật về sau trở thành lực lượng nòng cốt tổ chức các lưới điệp báo của Phòng Tình báo miền (J22), như: Tư Cang, Mười Tùng, Hai Trực, Năm Canh, Hai Nguyên… Xen kẽ giữa những buổi học nghiệp vụ là những ngày miệt mài luyện tập võ thuật và học lái ô tô, mô tô 2 - 3 bánh…
 
Đêm 22-12-1961, đoàn Phương Đông II, trong đó có các cán bộ Cục 2, nhận lệnh lên đường vào Nam. Sau hơn 2 tháng hành quân trên đường Trường Sơn, giữa tháng 3-1962, đoàn về đến căn cứ B2 (Bộ Tham mưu miền). Từ đây, những cán bộ tình báo bắt đầu tỏa ra khắp các chiến trường để tổ chức các mạng lưới điệp báo trên toàn miền Nam, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, khi Trung ương Đảng và Bộ Tổng tham mưu đã nhìn thấy trước đế quốc Mỹ rồi đây sẽ trực tiếp tham chiến tại miền Nam Việt Nam.
 
Lê Văn Nghi nhớ lại thời điểm đó: “Hai Nguyên nhận lệnh về A17, ở biên giới Tây Ninh - Campuchia, anh Tư Cang xuống Củ Chi, anh Hai Trực và anh Tư Chất đi Nam Sông Bé, một số về Khu 9. Tâm ở lại làm trợ lý văn phòng. Tôi đinh ninh có thể về miền Tây…”. Song, tổ chức lại điều ông về căn cứ của Cụm B210 ở mật khu Bời Lời (Trảng Bàng - Tây Ninh) để nhận một nhiệm vụ đặc biệt… Kể từ đây, ông được biết đến với cái tên Lê Văn Vĩnh (tức Bảy Vĩnh).
img

Các cựu điệp viên Cụm Tình báo A20 - H67 và Phòng Tình báo miền (J22). ẢNH TƯ LIỆU CỦA LÊ PHONG LAN

 
“Thuyền trưởng” A20
 
Tháng 9-1962, B210 được lệnh tách thành 2 bộ phận, Cụm A20 và Cụm A24. Ông Bảy Hiếu (Nguyễn Văn Lộc), phụ trách B210, sẽ tiếp tục nhiệm vụ với Cụm A24. Bảy Vĩnh làm cụm phó A20, J22 điều Nguyễn Đức Trí (Sáu Trí, tức Nguyễn Văn Khiêm) làm trưởng Cụm A20. Hồi ký Bảy Vĩnh viết: “Anh Bảy Hiếu bàn giao cho tôi anh Tư Chất, anh Ba Công, anh Út Càng. Các chiến sĩ có Hiệp, Hùng, Lợi, Dũng. Bàn đạp có anh Bảy Tập, chị Sáu Đen - một giao thông viên kỳ cựu”. Và đó là những thành viên đầu tiên của Cụm A20.
 
Sau khi tốt nghiệp Trường Sĩ quan Lục quân, tham gia các khóa huấn luyện bài bản về chính trị và nghiệp vụ tình báo, Nguyễn Hữu Trí (Tư Bốn) lên đường về Nam, trở thành tổ trưởng điệp báo Cụm A20. Nhiệm vụ của ông là tạo bình phong, chỗ đứng chân hợp pháp tại Sài Gòn; đồng thời móc nối, xây dựng và cài cắm các điệp viên vào chính quyền Sài Gòn… H1 - thu thập tin tức trong giới chức cao cấp của chính quyền Sài Gòn… H3 - tin tức trong ngành công an, cảnh sát Sài Gòn. 81 - tin tức về Bộ Tổng tham mưu quân lực Việt Nam Cộng hòa. H4 - Tin tức và tài liệu về bản đồ quân sự, không ảnh. 12 - cung cấp các tin tức, sơ đồ, bản đồ căn cứ vùng ở miền Trung…
 
Trong suốt những năm hoạt động trong lòng địch, Nguyễn Đức Trí đã xây dựng được một mạng lưới điệp viên lớn với các quan hệ điệp báo, cơ sở cách mạng rộng khắp nhưng vẫn bảo đảm được các nguyên tắc tình báo về cự ly, tính đơn tuyến… Lưới hoạt động hiệu quả, cung cấp nhiều tin tức, tài liệu có giá trị chiến lược, chuyên sâu về chính trị, quân sự, phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến của dân tộc.
 
Người ở mật khu
 
Giữa lúc cụm trưởng Nguyễn Đức Trí hoạt động trong lòng Sài Gòn thì tại mật khu Bời Lời, cụm phó Bảy Vĩnh (sau này trở thành cụm trưởng) nỗ lực xây dựng và củng cố căn cứ địa của cụm, tuyển chọn giao thông viên và bảo đảm giao thông liên lạc trong cụm được thông suốt. Công việc của ông bắt đầu ngay từ năm 1962, từ trước khi Cụm A20 ra đời. Căn cứ A20 được xây dựng trên đất một nông trường cũ tại mật khu Bời Lời, gọi là căn cứ 2.
 
Mật khu Bời Lời được phía Mỹ - Việt Nam Cộng hòa liệt vào vùng “Tam giác sắt” - trọng điểm của những trận càn quét, hành quân tìm diệt trên quy mô lớn. Cũng vì thế, cán bộ chiến sĩ Cụm A20 luôn luôn trong tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu. Từ suốt những năm 1962 - 1969, khi A20 đóng tại Bời Lời, hàng loạt trận càn lớn đã quét qua đây, biến Bời Lời trở thành một mặt trận khốc liệt.
 

Những lần chống càn trong chiến khu hay những chuyến đi xây dựng cơ sở bàn đạp, giao liên, nhiều lần Bảy Vĩnh thoát chết một cách thần kỳ, mà có lần ông đã nói vui rằng “nhờ phước đức ông bà để lại”…

Anh hùng tình báo

 
Thời gian làm tổ trưởng điệp báo, Nguyễn Đức Trí 2 lần được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì và 2 Huân chương Chiến công hạng ba. Tháng 11-1965, ông được rút về làm Phó Phòng Quân báo B2, bộ phận điệp báo. Về sau, ông được bổ nhiệm làm quyền Trưởng Phòng J22, tham gia Ủy ban Liên hợp quân sự bốn bên tại Trại Davis (trong sân bay Tân Sơn Nhất)… Năm 1971, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, trở thành người anh hùng tình báo thứ hai, sau Đinh Thị Vân của ngành tình báo chiến lược quân sự Việt Nam (của ông Nguyễn Hữu Trí).
Kỳ tới: Trong Tết Mậu Thân
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo