xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc chiến nước trên sông Mê Kông

CA LINH

Ngoài các đập thủy điện trên thượng nguồn, Thái Lan, Lào, Campuchia… đều có dự án lấy thêm nguồn nước từ dòng chính Mê Kông để phục vụ tưới tiêu. An ninh nguồn nước tại ĐBSCL đang bị đe dọa

Trên dòng chính sông Mê Kông, Trung Quốc hiện có 6 đập thủy điện đang vận hành; Lào có 3 dự án thủy điện đã và chuẩn bị xây dựng (Xayaburi, Don Sahong, Pak Beng); Campuchia có các dự án trên dòng chính và dòng nhánh (Sambor, Strung Streng và hạ Sekong, hạ Sasen 2).

Tổn thất nặng nề

Theo đánh giá môi trường chiến lược năm 2010 của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế (MRC), những đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông có khả năng gây tổn thất kinh tế tổng thể cho vùng ĐBSCL. Không chỉ ngư dân vùng ĐBSCL, khoảng 60 triệu dân - nhất là ngư dân sống dọc sông Mê Kông tại Lào, Campuchia, Thái Lan - cũng bị tổn thất do thiệt hại về nghề cá. Đánh giá môi trường chiến lược cho thấy nếu 11 con đập dòng chính được xây dựng, tổng tổn thất nguồn lợi thủy sản sẽ là 550.000-880.000 tấn/năm.

Ảnh hưởng từ việc chặn dòng của các đập thủy điện này không chỉ gây hậu quả lâu dài về vĩ mô mà còn tác động cụ thể ngay trong bữa cơm hằng ngày của người dân. Sau khi đi khảo sát thực tế, TS Dương Văn Ni, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên Trường ĐH Cần Thơ, nhận thấy tại Campuchia, thông thường trẻ em bắt được 10 kg cá ở ao, nay không có nổi 2 kg. Tại Việt Nam, trong năm 2015-2016, khô hạn và xâm nhập mặn gây hại cho 500.000 ha lúa, thiệt hại 200.000 tấn lúa và nông dân ĐBSCL mất đi khoảng 50 triệu USD.

"Dù nguyên nhân gì khiến nguồn nước thay đổi, các quốc gia trong lưu vực đều chịu chung thiệt hại về đời sống, tài chính, đa dạng sinh học và môi trường" - ông Ni nói.

Hiện Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia là những quốc gia tiêu thụ cá ở mức cao so với trung bình thế giới. Người dân Campuchia tiêu thụ từ 20-22 kg cá/người/năm; Lào là 15-20 kg cá/người/năm; Thái Lan và Việt Nam khoảng 10 kg cá/người/năm. Việc xây dựng các đập thủy điện đe dọa nguồn cá bởi cá không thể vượt qua được các đập thủy điện để lên thượng nguồn sinh sản theo mùa như tự nhiên vốn có dẫn đến không còn cá về ĐBSCL. Từ đó, người nghèo mất sinh kế, nhiều loài sinh vật có khả năng mất đi.

Cuộc chiến nước trên sông Mê Kông - Ảnh 1.

Nông dân An Giang lấy nước vào ruộng để tưới tiêuẢnh: Ngọc Trinh

PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - Trường ĐH Cần Thơ, cảnh báo: ĐBSCL không nhận được lợi ích đáng kể nào từ các đập thủy điện trên dòng chính. Sự thiệt hại sẽ tạo ra tác động dây chuyền như hiệu ứng domino. Tất cả hoạt động sản xuất ở ĐBSCL đều phụ thuộc vào nguồn nước sông Mê Kông nên một khi an ninh nguồn nước mất đi thì an ninh lương thực, an sinh xã hội cũng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.

Còn đâu lũ đẹp?

Hiện nay, Thái Lan có nhiều công trình tưới nhất (khoảng 6.388 công trình) ở hạ lưu sông Mê Kông. Nước này dự định triển khai thêm 990 dự án ở vùng Đông Bắc, chủ yếu chuyển/bơm nước từ sông Mê Kông. Campuchia có diện tích tưới 504.245 ha, đến năm 2030 sẽ mở rộng thêm 772.499 ha. Riêng tại Lào, diện tích tưới chủ yếu là những dải đất hẹp nằm dọc các dòng nhánh và các cánh đồng lũ cạnh dòng chính sông Mê Kông. Đến năm 2030, Lào sẽ mở rộng diện tích tưới thêm hơn 210.000 ha.

Lượng nước về ĐBSCL trong mùa khô để phục vụ sản xuất nông nghiệp khoảng 2.500-2.600 m3/giây. Tuy nhiên, nền nông nghiệp đang đối diện với nhiều mối đe dọa trong tương lai. Cụ thể, dự án Kong-Loei-Chi-Mun của Thái Lan sẽ xây dựng một loạt trạm bơm và kênh dẫn nước, bao gồm cả các đường hầm dẫn nước xuyên qua lòng sông hoặc núi. Vào mùa khô, dự án sẽ chuyển khoảng 1.200 m3 nước/giây từ sông Mê Kông vào tất cả hệ thống trên. Ngoài ra, Lào và Campuchia cũng có kế hoạch tương tự. Dự án tưới của Lào có lưu lượng 240 m3/giây và của Campuchia là 500m3/giây. Nếu cộng cả 3 dự án trên, số nước bị lấy đi là gần 2.000 m3/giây. Như vậy, lượng nước chảy về đến ĐBSCL sẽ giảm đáng kể. Đặc biệt, trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đó là một rủi ro và thách thức cho ĐBSCL. Khi lượng nước ngọt giảm, nước mặn sẽ tràn vào sâu hơn.

Ông Nguyễn Nhân Quảng, chuyên gia độc lập về quản lý lưu vực sông, cảnh báo việc các nước trên lấy/chuyển nước trong lưu vực sông Mê Kông rất đáng quan ngại cho ĐBSCL. Nếu các dự án này lấy nước mùa mưa thì cùng với điều tiết của các đập thủy điện, ĐBSCL sẽ không còn lũ đẹp.

"ĐBSCL đóng góp 85% lượng cá, 75% lượng trái cây cho nội địa và xuất khẩu. Nước ta cũng chiếm 20% lượng gạo xuất khẩu trên thị trường. Nếu nguồn nước tại ĐBSCL suy giảm sẽ ảnh hưởng đến cung cấp lương thực cho thế giới" - TS Lê Anh Tuấn cảnh báo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo