xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc hỏi cung đầu tiên tướng De Castries diễn ra thế nào?

Bài và ảnh: Đức Ngọc

(NLĐO)- “Tướng De Castries lúc đó vẻ mặt ngơ ngác, nhưng trả lời rất rõ ràng, rành mạch các câu hỏi” - ông Nguyễn Xuân Tính, người đầu tiên trực tiếp tham gia hỏi cung viên tướng Pháp ngay sau khi đầu hàng chiều 7-5-1954 lúc cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ, nhớ lại.

 

Ông Nguyễn Xuân Tính, người trực tiếp tham gia hỏi cung tướng De Castries chiều ngày 7-5-1954
Ông Nguyễn Xuân Tính, người trực tiếp tham gia hỏi cung tướng De Castries chiều ngày 7-5-1954

 

Bước sang tuổi 84 và đã 60 năm trôi qua, nhưng ông Nguyễn Xuân Tính (trú tại Nghệ An) vẫn còn nhớ rõ từng chi tiết buồi chiều ngày 7-5-1954, khi ông trực tiếp tham gia hỏi cung tướng De Castries bằng tiếng Pháp ngay sau khi viên tướng chỉ huy quân viễn chinh Pháp tại Điên Biên Phủ đầu hàng.

Lo tướng De Castries bị tráo

Cựu chiến binh Nguyễn Xuân Tính (SN 1930), quê ở xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Thuở nhỏ, ông được gia đình cho học tiếng Pháp và sử dụng ngoại ngữ này khá thuần thục. Năm 1950, khi vừa tròn 20 tuổi, Nguyễn Xuân Tính lên đường nhập ngũ và được bổ sung vào tiểu đoàn 428, trung đoàn 141 thuộc Đại đoàn 312, tham gia chiến dịch Trung du, chiến dịch Tây Bắc. Do biết tiếng Pháp nên ông được điều về làm ở bộ phận văn phòng của Đại đoàn 312, công việc chính của ông là hỏi cung, phân loại tù binh bị bắt.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Tính tham gia từ đầu cho tới ngày kết thúc. Ô Tính nhớ lại: “Vào khoảng 18 giờ chiều ngày 7-5, tại sở chỉ huy của Đại đoàn 312 tôi được lệnh của cấp trên đi hỏi cung của tướng De Castries. Cuộc hỏi cung có sự chứng kiến của Đại đoàn trưởng Đại đoàn 312 Lê Trọng Tấn. Tướng De Castries lúc đó ăn mặc quân phục chỉnh tề, đầu đội mũ ca lô, tay cầm một cây gậy chỉ huy đi cùng khoảng 10 viên sỹ quan.

Lúc gặp bộ chỉ huy quân ta, tướng De Castries, lịch sự chào xong và đứng không ngồi xuống ghế. Sau khi Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn chào lại và mời De Castries, cùng các sỹ quan Pháp ngồi xuống ghế bằng tiếng Pháp (ông Lê Trong Tấn nói tiếng Pháp rất giỏi) cuộc thẩm vấn bắt đầu”.

 

Tướng De Castries và toàn bộ chỉ huy cứ điểm Điện Biên Phủ đầu hàng vào chiều 7-5-1954 - Ảnh tư liệu
Tướng De Castries và toàn bộ chỉ huy cứ điểm Điện Biên Phủ đầu hàng vào chiều 7-5-1954 - Ảnh tư liệu

 

Theo ông Tính, những câu hỏi yêu cầu tướng De Castries trả lời lúc đó là họ tên, cấp bậc, số hiệu sỹ quan, tổng số quân Pháp tại Điện Biên Phủ, số lượng quân Pháp bị thương… “Tướng De Castries lúc đó vẻ mặt ngơ ngác, nhưng trả lời rất rõ ràng, rành mạch các câu hỏi. Cứ hỏi tướng De Castries ít câu tôi lại yêu cầu De Castries ký vào biên bản ghi lời khai, mình làm như vậy là để kiểm tra chữ ký đề phòng địch đánh tráo người. Vì lúc đó ta có chủ trương cho phép Pháp đưa máy bay lên chở tù binh về Hà Nội nên sợ tướng De Castries trà trộn vào số lính bị thương. Sau nhiều lần cho tướng De Castries ký rồi đem đối chiếu với chữ ký trên thẻ căn cước chúng tôi xác định người bị bắt giữ chính xác là tướng De Castries”.

Cũng trong cuộc hỏi cung ngay sau khi bị bắt khi trả lời câu hỏi: “Điều gì khiến ông và quân đội của ông bất ngờ và thất bại tại Điện Biên Phủ?”, theo ông Tính, tướng De Castries đã trả lời là quân đội Pháp không ngờ Việt Minh có thể kéo pháo hạng nặng lên Điên Biên Phủ và bắn chính xác như vậy. Ngoài ra, viên tướng chỉ huy tập đoàn cứ điểm kiên cố của quân Pháp vô cùng kinh ngạc trước khả năng tiếp tế của quân và dân ta trong chiến dịch này.

Thầm lặng giữa đời thường

Sau chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, ông Nguyễn Xuân Tính còn tham gia nhiều công tác khác trong quân đội và về hưu tại TP Vinh.

 

Ông Nguyễn Xuân Tính khi mang quân hàm Thượng úy

Ông Nguyễn Xuân Tính khi mang quân hàm Thượng úy

 

Nhà ông Nguyễn Xuân Tính hiện nằm trong một con đường nhỏ sát chân núi Dũng Quyết, phường Trung Đô, TP Vinh. Khi đi tìm hiểu để viết về người cựu chiến binh Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, chúng tôi khá ngạc nghiên khi người dân khối 9 nơi ông cứ trú tỏ ra không hề hay biết về thông tin ông người đã từng trực tiếp tham gia thẩm vấn tướng De Castries ngay sau cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ. Bác Chính, xóm 9, phường Trung Đô, cho biết: “Ở đây có ông Tính nhà thơ thôi, không có ông Tính giỏi tiếng Pháp, từng gặp tướng De Castries mô, giờ cháu hỏi bác mới nghe lần đầu đó”.

Ông Tính cho biết “Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, trong các năm 1955 - 1956, tôi làm giáo viên dạy văn hóa, rồi được cử đi học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hoàn thành xong chương trình đại học, ông trở về công tác tại Quân khu 4, phụ trách văn hóa, giáo dục, công tác tuyên huấn rồi làm văn phòng Quân khu”.

 

Ông Nguyễn Xuân Tính với những kỷ vật, kỷ niệm tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ
Ông Nguyễn Xuân Tính với những kỷ vật, kỷ niệm tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

 

Năm 1982, ông Tính về hưu và sống cùng vợ là cô giáo Trần Thị Minh Lý và các con tại phường Trung Đô, TP Vinh. Từ khi về hưu cho đến nay, ông luôn nhiệt tình tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ tại địa phương. Hiện tại ông là thành viên của Hội thơ Hồng Lam và Hội viên của Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Nghệ An. “Tôi yêu thơ từ nhỏ, thời trẻ cũng có tham gia làm thơ, viết báo. Về hưu những lúc rảnh tôi lại đem giấy bút ra viết, mình làm thơ là để khuây khỏa đi nỗi buồn của tuổi già” - ông Tính tâm sự./.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo