xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đã trình Quốc hội cơ cấu Chính phủ mới

P.Dương

(NLĐO) - Sáng nay, 1-8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trình Quốc hội cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016 gồm 22 bộ và cơ quan ngang bộ (18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ).

Nhân sự cụ thể các chức danh Phó thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên Chính phủ mới sẽ được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đệ trình lên Quốc hội vào ngày mai, 2-8.
img
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: chinhphu.vn
 
Tinh gọn và hợp lý hơn
 
Nhìn lại nhiệm kỳ qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa XII đã tinh gọn và hợp lý hơn khóa trước trên cơ sở tổ chức lại một số bộ theo mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, khắc phục tình trạng chia cắt và xác định cụ thể hơn chức năng nhiệm vụ theo nguyên tắc một việc chỉ do một cơ quan chủ trì.
 
"Việc điều chỉnh tinh gọn và hợp lý hơn, các cơ quan trong bộ cũng được sắp xếp phù hợp hơn với đối tượng quản lý. Hiệu lực, hiệu quả quản lý của Bộ, Chính phủ vì thế được tăng cường, thành lập được các ngành chuyên sâu. Số lượng các bộ như vậy là phù hợp và có sự phân công hợp lý" - thủ tướng đánh giá.
 
img
Một phiên họp thường kỳ của Chính phủ. Ảnh: chinhphu.vn

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng trong một số công việc còn có sự trùng lắp giữa các bộ, thủ tục hành chính của một số bộ còn rườm rà, phối hợp chưa tốt... Việc phân cấp giữa trung ương và địa phương trong một số lĩnh vực còn chưa phù hợp, phân cấp mạnh nhưng còn thiếu cơ chế bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước.
 
Từ những đánh giá về ưu điểm cũng như vấn đề tồn tại của nhiệm kỳ Chính phủ khóa XII, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cơ cấu Chính như khóa XIII gần như không thay đổi so với khóa XII, gồm 22 bộ và cơ quan ngang bộ (18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ cùng 8 cơ quan trực thuộc Chính phủ).
 
Các phó thủ tướng được phân công phụ trách 4 lĩnh vực: kinh tế tổng hợp, chính sách phát triển nông thôn; kinh tế ngành và phát triển sản xuất; văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ; và nội chính.
 
Riêng về lĩnh vực ngoại giao, Thủ tướng cho biết trong nhiệm kỳ vừa qua có một phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao theo dõi nên công tác này được thực hiện tốt. Tuy nhiên, hiện Chính phủ chưa chuẩn bị được nhân sự nên trước mắt Thủ tướng sẽ trực tiếp phụ trách công tác đối ngoại.
 
Là cơ quan thẩm tra, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhất trí với tờ trình của Thủ tướng về cơ cấu Chính phủ khóa XIII. Tuy nhiên, tân Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng việc kiện toàn, thay đổi chưa đáp ứng yêu cầu tinh giản bộ máy, một số bộ vẫn hình thành Tổng cục, Cục mới, tạo thêm tầng nấc quản lý, cần khắc phục ở nhiệm kỳ này.
 
Ủy ban Pháp luật đồng ý với đề xuất giữ nguyên số lượng 22 bộ, cơ quan ngang bộ với 27 thành viên Chính phủ mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đệ trình.
 
Chính phủ khoá XII có 28 thành viên
 
Chính phủ khóa XII có 28 thành viên, gồm Thủ tướng Chính phủ, 5 Phó thủ tướng, 18 Bộ trưởng và 4 người đứng đầu cơ quan ngang bộ: 22 bộ và cơ quan ngang bộ: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ NN-PTNT, Bộ GTVT, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ LĐ-TB-XH, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước và Thanh tra Chính phủ.


 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo