xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đẫm lệ sổ tang viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Bài và ảnh: Nguyễn Quyết

(NLĐO)- Từng dòng, từng dòng trong 11 cuốn sổ tang đều thấm đẫm sự thương tiếc vô hạn khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi mãi mãi, niềm tự hào về vị tướng huyền thoại, tình yêu và sự tôn kính với vị Đại tướng trong lòng dân.

Bên trong khuôn viên căn nhà 30 Hoàng Diệu, nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình đã sống từ năm 1954 có 11 cuốn sổ tang trên 7 chiếc bàn được kê dọc lối đi phủ khăn trắng trang trọng để người dân được viết những dòng chữ tiễn biệt Đại tướng.

Ngày viếng đầu tiên (6-10) chỉ có 2 cuốn sổ tang khiến những người muốn viết phải xếp hàng dài chờ tới lượt mình. Vì thế nên đến ngày thứ 3 (8-10), đã có tới 11 cuốn sổ để đồng bào không phải chờ đợi lâu. Song vẫn luôn có hàng dài chờ bày tỏ những tình cảm của mình với vị Đại tướng huyền thoại trong lòng dân

Mỗi người một cách bày tỏ khác nhau, từ các cựu chiến binh vào sinh ra tử, từng được chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đại tướng cho đến những học sinh mới chỉ nghe về Đại tướng qua bài giảng.

Có lẽ những cựu binh là những người mang nhiều xúc cảm hơn cả với những tâm sự gửi Đại tướng gắn với một thời đạn bom máu lửa. Ông Mai Xuân Văn, quê ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình vừa viết vừa khóc rưng rức với những dòng chữ: “Cháu là người lính D9 E102 F308 tham gia đánh chiến dịch đường 9 Nam Lào năm 1971. Giờ bác đã đi xa, lòng cháu thương tiếc vô hạn với vị tướng quân đầu tiên của cách mạng Việt Nam. Mong bác thanh thản nơi cõi vĩnh hằng. Cháu là người lính trung thành vô hạn của bác”.

Anh Nguyễn Trọng Công, Bộ tư lệnh cảnh vệ (Bộ Công an), viết: “Tất cả có thể thay đổi nhưng với nhân dân Việt Nam, Đại tướng mãi là vị tướng của nhân dân. Hôm nay con nguyện hứa với bác rằng sẽ phát huy truyền thống anh hùng đó để bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp”.

Có cụ đến nhờ các bạn sinh viên tình nguyện viết dùm vì tay run rồi đọc vang cả một bài thơ ca ngợi Đại tướng.

Những người con quê hương Quảng Bình của Đại tướng mang nhiều xúc cảm hơn hết về sự gắn bó của người. Chị Ngô Nguyễn Hoài Hương, quê ở Quảng Bình, viết: “Từ nhỏ cháu thường được bố mẹ kể nhiều chuyện về Bác. Cháu rất cảm động, khâm phục và biết hơn bác. Hôm nay cháu từ Quảng Bình đến viếng bác, cầu mong bác bình an ở thế giới bên kia”.

Sổ tang đầy ăm ắp những tình cảm chân thành. Từng câu, từng lời giản dị song ai đọc cũng phải xúc động.

“Người vẫn ở quanh đây với chúng con. Chỉ là người đang ngủ một giấc thật sâu. Con và mọi người sẽ rất nhớ người” - chị Lê Thị Đào viết.  

Có những dòng tâm sự rất trong sáng, hồn nhiên như: “Cháu là Nguyễn Trung Hiếu. Từ nhỏ, cháu đã dược nghe rất nhiều về ông. Ông như một tượng đài đối với cháu. Cháu cầu mong đất nước này sẽ mãi còn có những tượng đài như ông. Cháu cầu mong ông hãy an nghỉ và phù hộ cho đất nước”.

Chị Nguyễn Khánh Vân (ở Hà Nội) lại rưng rưng: “Đã từ lâu cháu mơ được một lần đến thăm bác, được nghe bác kể về những trận đánh lịch sử. Đến bây giờ, sau 30 năm cháu mới được đến đây nhưng không phải được gặp bác mà là thắp hương cho bác. Hôm nay cháu cùng mẹ và con trai đến viếng bác. Con trai cháu mới 10 tháng tuổi, sau này lớn lên, cháu sẽ kể cho bé nghe để bé có thể mãi tự hào về một trong những vị tướng tài ba nhất thế giới”.

Những bạn thanh niên tình nguyện của Thành đoàn Hà Nội đều thấy vinh dự khi được trông coi và giúp người dân ghi sổ. Do cuốn sổ khá cứng nên đa phần các bạn phải giữ để cho mọi người viết.

Một sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm thứ 2 kể: “2 ngày ở đây, được chứng kiến tình cảm thực sự của người dân dành cho Đại tướng. Có những lúc một người đang viết bật khóc khiến mấy người ngồi bên cũng khóc theo. Mấy sinh viên tình nguyện đứng cạnh, nhìn cảnh ấy cũng không cầm được nước mắt”.
 
Những hình ảnh phóng viên Báo Người Lao Động ghi bên những trang sổ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
img
Có tới 11 cuốn sổ tang để người dân lưu lại tình cảm của mình dành cho Đại tướng mà không phải đợi quá lâu

img
Ông Mai Xuân Văn, cựu chiến binh người Quảng Bình, vừa viết vừa khóc rưng rức

img
 
img

img
Từ già tới trẻ, ai cũng muốn gửi những tình cảm của mình tới vong linh Đại tướng, mong người an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng
img
Người cựu nữ thanh niên xung phong bồi hồi bên cuốn sổ tang

img
Run tay không viết được, một cụ già tay run nhờ bạn thanh niên tình nguyện ghi dùm...

img
... đến cháu học sinh còn mặc đồng phục, tất cả đều muốn gửi gắm những tình cảm của mình đối với người đã ra đi

img
Có lẽ đây là nơi thấm nhiều nước mắt người dân nhất trong suốt hành trình vào viếng vị tướng huyền thoại

img
Nhiều người gửi tâm sự trong những dòng thơ

img
Có bài thơ được lồng khung rất trang trọng và đẹp

img
Người nước ngoài cũng muốn viếng Đại tướng tại nhà và ghi sổ tang

img
Các bạn thanh niên tình nguyện của Thành đoàn Hà Nội giúp người dân giữ sổ tang trong khi viết
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo