Không chỉ có cảnh quan đẹp, chùa núi Châu Thới còn cuốn hút du khách bởi đàn khỉ rừng sống lâu năm đến chùa ăn đồ cúng lễ của khách thập phương. Tuy nhiên, hiện nay đàn khỉ rừng này đang đối mặt nguy cơ bị "xóa sổ", bởi nạn săn bắt trộm.
Chùa núi Châu Thới là ngôi cổ tự trên 300 tuổi, nổi tiếng ở tỉnh Bình Dương và cả khu vực Nam bộ. Chùa tọa lạc trên diện tích 25ha, là nơi cư ngụ của đàn khỉ rừng còn lại khoảng 30 con.
Đàn khỉ sinh sống ở khắp nơi trong ngôi cổ tự.
Các chú khỉ con nhảy nhót, nghịch ngợm đu người trên những tán cây.
Theo những người dân buôn bán lâu năm tại chùa thì đàn khỉ ban đầu chỉ có vài con, qua hàng chục năm đã sinh sôi nảy nở lên đến vài chục con
...và loài khỉ đuôi dài lông xám.
Đàn khỉ có mặt khắp chùa, trên các tán cây, dọc các con đường để kiếm thức ăn.
Nguồn thức ăn chính của chúng là đồ cúng lễ của khách thập phương.
Chúng cũng biết mở các hộp nước du khách để lại trong thùng rác để lấy nước uống.
Những người dân buôn bán trên chùa cũng xem đàn khỉ như những người bạn. Họ thường xách nhiều xô nước để khắp chùa cho khỉ uống và đàn khỉ cũng tuyệt nhiên không bao giờ phá phách hàng hóa.
Nhiều khách tham quan chùa thích thú cho những chú khỉ thân thiện và dạn dĩ thức ăn.
Nhiều người tranh thủ chụp ảnh với đàn khỉ để làm kỉ niệm.
Khỉ đầu đàn là một con khỉ to lớn và hung dữ. Khi có khỉ lạ xuất hiện khỉ đầu đàn sẽ huy động cả bầy đánh đuổi. Lợi dụng điều này, nhiều kẻ xấu mang khỉ nhà dụ đàn khỉ ra khỏi chùa để dễ bắt trộm.
Những kẻ xấu thường săn bắt cả khỉ con lẫn khỉ mẹ.
Nhiều người trong chùa Châu Thới cho biết nhiều kẻ xấu còn sử dụng bẫy treo đặt quanh chân núi Châu Thới. Trong ảnh là một con khỉ dính bẫy thoát nạn nhưng bị cụt mất một chân.
Cơ quan kiểm lâm Bình Dương đã có kế hoạch di dời đàn khỉ này để tránh tình trạng bị săn bắt bừa bãi nhưng không khả thi bởi chúng đã quen với môi trường tại chùa cũng như dạn dĩ khi tiếp xúc với con người.
Hiện nhà chùa và người dân trong vùng đang ra sức bảo vệ đàn khỉ. Trong ảnh một con khỉ bị bắt và bày bán ngay dưới cổng chùa núi Châu Thới (Ảnh: Bạn đọc cung cấp)
Các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương cần thiết lập đường dây nóng với lực lượng công an, kiểm lâm để người dân kịp thời thông báo, xử lý khi thấy đàn khỉ bị xâm hại.
Bình luận (0)