xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dân rốn lũ trắng tay

Linh An - Biên Thùy

Nước lũ bắt đầu rút, nhiều người dân ở các rốn lũ tại miền Trung đang đối mặt với đói khát, dịch bệnh

Trận lũ lịch sử vừa qua đã nhấn chìm gần như toàn bộ tỉnh Quảng Trị. Trong đó, Triệu Phong được xem là rốn lũ của tỉnh này, bị tàn phá nặng nề với 3 người chết, hơn 200 ngôi nhà hư hại.


Chiều 1-10, nước lũ bắt đầu rút. Người dân đi tránh lũ bắt đầu gồng gánh trở về dọn dẹp nhà cửa. Nhiều làng quê ở Triệu Phong ngổn ngang xác cây rừng lẫn bùn non dày cả mét.

Bà Lê Thị Hòa, nhà ở gần bờ sông Thạch Hãn, than thở: “Từ làng ra quốc lộ chỉ vài cây số mà lội bùn và vượt xác cây rừng mất đến mấy giờ, hai bàn chân tươm cả máu. Lũ làm cho tan hoang xóm làng, nhiều người trắng tay. Làng này có rất nhiều người bị đứt bữa vì lũ làm trôi hết lương thực”.

Tại bờ hồ ở thôn Nhan Biều 1, chị Nguyễn Thị Hoa đang lục tìm trong đống áo quần dính bùn đặc quánh, cho biết: “Tôi vừa bới dưới bùn lên, mang ra xả xem có cái nào lành lặn thì dùng. Lũ đã cuốn theo sách vở, áo quần, đồ dùng của các con tôi đi hết rồi, không biết vài bữa nữa làm sao các con đến trường...”


Đi qua nhiều làng xã, tôi liên tục nghe bà con bày tỏ sự xót xa cho những người xấu số. Ông Nguyễn Tiếp, 93 tuổi, ở xã Triệu Thượng, bị sẩy chân xuống nước lũ thiệt mạng. Nhà vẫn ngập nước lũ nên gia đình phải đưa thi hài ông sang nhà người con trai ở thị xã Quảng Trị làm đám tang.

Sáng 1-10, lại thêm một người dân ở xã Triệu Trung chết vì lũ. Vừa ra khỏi xã Triệu Trung, chúng tôi nhận được thông tin bà con vừa phát hiện một người chết trôi...

img
Chị Lê Thị Tám và 3 đứa con thơ cùng mẹ già  khóc thương anh Phan Đình Hạnh  bị  thiệt mạng trong lũ. Ảnh: B.Thùy


Đến cuối ngày 1-10, còn nhiều xã ở Triệu Phong nước vẫn chưa rút, phải dùng thuyền mới vào được. Bà Dương Thị Hải Yến, Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong, cho biết: “Người dân Triệu Phong cần nhất lúc này là thuốc men để xử lý nước sinh hoạt, phòng chống bệnh và lương thực, thực phẩm; đồng thời dựng lại nhà cửa, trường lớp bị hư hại”.


Tại Thừa Thiên – Huế, rốn lũ Phú Thanh ở huyện Phú Vang cũng xơ xác. Toàn xã Phú Thanh có 930 hộ với 3.870 người hiện vẫn còn ngập trong biển nước. Trong đó, 460 hộ ở hai thôn Quy Lai và Thanh Đàm gần như bị cô lập hoàn toàn.


Vừa đến đầu thôn định cư Quy Lai, chúng tôi đã nghe tiếng gào khóc nhói lòng của những người có thân nhân thiệt mạng trong lũ dữ. Trong ngôi nhà chưa đầy 20 m2 còn in ngấn nước trên vách, chị  Lê Thị Tám cùng 3 người con vật vã khóc than bên thi thể anh Phan Đình Hạnh mới được tìm thấy sáng qua, 1-10.

Anh Hạnh làm phụ hồ, bốc vác; chị Tám mua bán ve chai. Vợ chồng chị dành dụm hơn 10 năm mới xây được căn nhà tạm. Đến ngày anh mất, trong nhà vẫn chưa có một chiếc giường. Thi thể của anh Hạnh phải để tạm trên tấm ván... 


Lũ rút đi nhưng nỗi lo của người dân càng thêm chồng chất. Nhiều gia đình rơi vào cảnh trắng tay. Anh Trần Thọ, một trong những người nuôi cá chình nhiều nhất ở Phú Thạnh, thẫn thờ khi nghĩ đến món nợ 40 triệu đồng vay mượn làm ăn giờ đã cuốn theo dòng nước lũ cùng những lồng cá.

Sau lũ, mỗi hộ nuôi cá chình tại Phú Thạnh thiệt hại ít nhất khoảng 30 triệu đồng, hộ nào sắp thu hoạch thì mất gần 100 triệu đồng. Ông Huỳnh Bui xót xa nhìn lồng nuôi cá chình sắp thu hoạch bị hất tung nắp, thở dài: “Gia đình tôi 9 miệng ăn trông chờ vào những lồng cá chình này, giờ coi như trắng tay”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo