xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đằng sau những cái chết lãng xẹt

Thiên Kim

(NLĐO) – Mạng sống là vốn quý, vậy mà không hiểu sao nhiều thanh thiếu niên ngày nay cứ hở ra là tự tử: Không được yêu, chết; bị mẹ mắng, chết, cãi nhau với người yêu, cũng chết…

 
Ngày 21-2, Sùng A Tùng, học sinh lớp 8A1 Trường Dân tộc bán trú THCS Sa Dung (huyện Điện Biên Đông - Điện Biên) có biểu hiện mệt mỏi, tím tái nên được thầy cô đưa vào trạm y tế cấp cứu. Tuy nhiên, sau đó Tùng đã tử vong, trong túi áo còn mảnh giấy: “Tên tôi là Sùng A Tùng, học sinh lớp 8A1, hôm nay là ngày chết của tôi. Tôi chết rồi xin bố mẹ, thầy cô đừng trách gì nhé!”.
Dù đó là ý nguyện của Tùng nhưng làm sao không trách được khi nguyên nhân cái chết của Tùng hết sức lãng xẹt: Thích một nữ sinh lớp 6 cùng trường nhưng do cô bé này dành tình cảm cho một người khác nên Tùng quyết ăn lá ngón để từ giã cuộc đời bất chấp sự can ngăn của bạn bè.
 
img
 
Nhiều người trẻ tìm đến cái chết vì những lý do hết sức nhỏ nhặt

Mạng người là vốn quý nhưng những cái chết lãng xẹt như vậy không hề hiếm trong đời sống xã hội ngày nay. Chỉ riêng trên Báo Người Lao Động Online, từ đầu năm đến nay có 35 vụ tự tử được đưa tin.
 
Như vậy, tính ra trung bình cứ 3 ngày có một người tự hủy hoại cuộc sống của mình. Nghiêm trọng hơn, trong đó, hầu hết ở độ tuổi dưới 35, hơn 10 trường hợp là học sinh, sinh viên.
 
“Không muốn sống trên đời này nữa”, đó là ý nghĩ mà bất cứ ai cũng gặp phải ít nhất 1 lần trong đời khi gặp những buồn phiền, bất trắc.
 
Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, để ý nghĩ đó biến thành hành động tự làm bản thân mình đau, tự cướp lấy mạng sống của mình là cả một quá trình dài.
 
Con người ta phải khổ sở, bế tắc lắm và bị dồn vào bước đường cùng thì mới không thiết sống nữa. Thế nhưng, trên thực tế, có nhiều vụ tự tử mà nguyên nhân không thực sự quá lớn, nếu không muốn nói là chẳng có gì đáng.
 
img
 
Trường ĐH Tây Bắc, nơi 1 thanh niên nhảy từ tầng 7 tự tử sau khi bóp cổ người yêu đến chết
 
Nông nỗi và ích kỷ
 
Đó là lời trách móc thường thấy đối với những vụ tự tử vì tình. Cãi nhau với người yêu, tự tử; người yêu đòi chia tay, tự tử; yêu người không được người đáp lại, yêu nhau không đến được với nhau, tự tử…
 
Tại sao họ dễ dàng từ bỏ cái chết chỉ vì những gút mắc nhất thời trong tình yêu? Họ có nghĩ đến nỗi đau của gia đình khi quyết định ra đi? Chắc là không hoặc rất ít.

Ngày 18-2, sau một trận cãi nhau với người yêu, T.T. .H.M. (SN 1988, ngụ TPHCM) phóng thẳng xe máy xuống sông chết. Nghe tin bạn gái tự tử, người yêu M. là T. cũng treo cổ chết theo.

Chỉ một trận cãi nhau, hai nỗi đau để lại cho hai gia đình. Thật khó mà thông cảm được cho những cái chết như thế.

Làm sao thông cảm được khi họ đã nuông chiều cảm xúc bản thân hơn là nghĩ đến cha mẹ, khi họ xem cảm xúc tức giận, đau đớn nhất thời trong tình yêu còn lớn hơn cả việc sống có ích?

Thậm chí, có người ích kỷ tới mức chẳng những huỷ hoại bản thân mà còn giết chết người khác.

Ngay ngày tình nhân, 14-2, một thanh niên nhảy từ lầu 7 của Trường Đại học Tây Bắc (TP Sơn La, tỉnh Sơn La) sau khi bóp cổ chết người yêu là L.T.T., nữ sinh viên của trường này. Nguyên nhân là vì chị T. có người yêu mới.

Người chết thì đã chết rồi, trách móc họ thì cũng vậy thôi nhưng có nhiều vụ tự tử để lại nhiều nỗi day dứt. Và không chỉ day dứt, những cái chết đó buộc chúng ta phải nhìn nhận lại cách dạy dỗ và cư xử đối với con em mình.
 
Người trẻ ích kỷ hay người lớn có vấn đề?
 
Ngày 7-1, ngay trong giờ học, em K.O, một học sinh khá của trường THPT tư thục ở huyện Đông Hưng (Thái Bình) nhảy từ lầu 2 xuống đất và tử vong sau đó. Nguyên nhân của vụ việc là do O. bị cô giáo bắt chép phạt vì điểm kém và la rầy trước tập thể lớp.

 
Trưa 10-2, em L.T.H, học sinh Trường THCS xã Cẩm Ðiền (Cẩm Giàng, Hải Dương) đi học không về nhà mà nhảy xuống sông tìm đến cái chết, để lại thư tuyệt mệnh với vẻn vẹn 6 chữ “vĩnh biệt cuộc đời mãi mãi”.

Theo gia đình em H., nguyên nhân là trước đó cháu bị chủ một cửa hàng quần áo nghi ăn cắp quần jean nên bắt cởi quần, đánh đập trước đám đông. Xấu hổ vì bị làm nhục, H. đã nghĩ quẩn và làm chuyện dại dột.

Do học hành chểnh mảng, bị cô chủ nhiệm phản ánh với bố, bố la mắng nặng lời, ngày 11-2, nữ sinh T.T.T.T. (SN 1995, ngụ Đắk Lắk) treo cổ tự tử.
 
Ngày 23-3, bị mẹ mắng, em Đặng Quang N. (SN 1998, ngụ huyện Đô Lương, Nghệ An) treo cổ trên cây xoan trước nhà.
 
 
img
 
Vị trí nơi em K.O nhảy lầu tự tử sau khi bị cô giáo mắng trước tập thể lớp

Với những vụ việc trên, không ít người sẽ nói “chuyện chẳng có gì lớn, sao lại tự tử?”. Phải chăng là không có gì? Không, phải có gì đó những đứa trẻ tâm hồn còn trong sáng, vô tư đó mới tìm đến cái chết.

Điểm chung của những vụ tự tử trên là các em bị mắng. Có thể với người lớn, những lời mắng trên chỉ mang tính dạy dỗ, răn đe nên nó chẳng có gì. Nhưng với lứa tuổi mới lớn, nhân cách đang hình thành và dễ tổn thương thì có khi đó là một sự xúc phạm.

 
Nhiều bậc cha mẹ, thầy cô cứ tự cho mình quyền được giáo dục, dạy dỗ mà quên rằng trước mặt mình cũng là một con người, có xúc cảm, có tự ái và cần được tôn trọng.

Như trường hợp em K.O, thay vì rầy la em trước tập thể lớp, cô giáo có thể gọi riêng em ra để dạy bảo thì có lẽ sự việc đáng tiếc không xảy ra.

Hay như trường hợp em L.T.H, dù theo điều tra của công an, chủ cửa hàng quần áo không đánh đập, lột quần em trước đám đông nhưng chắc chắn chuyện nghi ngờ em ăn cắp quần có xảy ra. Có thể trong lúc lời qua tiếng lại, sự cư xử thiếu tế nhị chủ cửa hàng quần áo đã xúc phạm đến H. làm em uất ức dẫn đến tự vẫn.
 
Không ít bậc phụ huynh than phiền rằng lớp trẻ ngày nay không như ngày xưa. Được cha mẹ lo cho đầy đủ, suốt ngày không phải làm gì ngoài chuyện ăn và học. Vậy mà, hở động một tí là chúng làm mình làm mẩy. Và đôi khi hậu quả của những trận làm mình làm mẩy là những cái chết đáng tiếc.

Cuộc sống ngày càng khá giả, nhiều bậc cha mẹ ngày xưa vất vả bao nhiêu bây giờ càng cưng chiều con hết mức. Không để trẻ làm việc nhà, cung phụng con từ A đến Z, không dạy con sống có trách nhiệm với những người xung quanh đã làm nhiều đứa trẻ lớn lên với một cái tôi quá lớn.
 
Với suy nghĩ mình là nhất, tất cả đều phải theo ý mình rất dễ khiến trẻ tổn thương, suy nghĩ tiêu cực khi bị la mắng hoặc gặp chuyện bất mãn trong cuộc sống.

Nhiều người cho rằng, để hạn chế tình trạng tự tử trong giới trẻ thì cần giáo dục kỹ năng sống đối với thanh thiếu niên. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ. Cái cần thay đổi trước mắt và cách suy nghĩ và giáo dục con trẻ của người lớn. Đừng để khi chuyện xảy ra rồi mới tự dày vò rằng “tại sao nó không nghĩ đến cha mẹ”, “phải chi mình đừng quá nặng lời”…
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo