xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đầu tư lãng phí là có tội với dân!

Bảo Trân - Nguyễn Quyết

Nhiều doanh nghiệp đã “chết lâm sàng” song chưa thể phá sản vì thủ tục quá phức tạp

Quốc hội (QH) chiều 18-11 đã thảo luận về dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) và Luật Đầu tư công. Theo nhiều đại biểu (ĐB) QH, 2 luật này còn quá đơn giản và thiếu chế tài trách nhiệm.

Quốc hội còn nợ luật

Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP HCM Trần Du Lịch bày tỏ sự ủng hộ phải có Luật Đầu tư công và nhắc việc QH còn “nợ” Luật Quản lý kinh doanh tài sản nhà nước. Theo ông Lịch, đầu tư công về bản chất bao gồm cả tiền đầu tư nhà nước vào phát triển kinh tế - xã hội và vào các doanh nghiệp (DN) nhà nước nhưng nay chỉ có 1 luật là chưa ổn mà cần xây dựng song hành.
img
Ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhận định Luật Phá sản
vắng bóng tổ chức Công đoàn trong bảo vệ quyền lợi người lao động Ảnh: BẢO TRÂN

“Luật này, theo tôi, sẽ quản lý toàn bộ dòng vốn của nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước ở tất cả các dạng, quan tâm đến quản lý nguồn tiền đầu tư, không phân biệt ai sử dụng để đầu tư” - ông Lịch đề nghị.

Chia sẻ về nguồn lực đất nước bị sử dụng kém hiệu quả, ĐB Võ Thị Dung (Hà Nội) bộc bạch: “Đầu tư công lãng phí là có tội với người dân”. Bà Dung cho rằng nguyên tắc đầu tư công phải nêu rõ có hiệu quả, đúng mục đích, tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng hay không. “Vừa qua, tham nhũng trong đầu tư công rất nặng nề. Đề nghị luật phải ra chế tài nghiêm minh” - bà Dung nói.

Luật Phá sản thụt lùi

Bình luận về Luật Phá sản (sửa đổi), ông Trần Du Lịch nói thẳng Luật Phá sản thụt lùi vì chỉ dừng lại ở mức tiếp cận luật hiện hành, chưa có gì đột phá. Đây là “luật chơi kinh tế thị trường”, tức là những người không có điều kiện, không còn muốn chơi sẽ bước ra khỏi cuộc chơi một cách có trật tự. “Luật ban hành phải xử lý được sự bế tắc “chết” không “chôn” được của DN hiện nay mà các cơ quan, tòa án vô phương cứu chữa” - ông Lịch nói.

Nhìn nhận ở góc độ khác của Luật Phá sản, ĐB Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai), Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, phân tích: Theo quy định, chủ nợ phải nộp đơn xin phá sản nhưng thực tế lại trái ngược. Trong khi đó, đại diện cho người lao động nộp đơn xin phá sản DN thì nhiêu khê, không thực hiện được. Do đó, người lao động sẽ chịu thiệt thòi trước tiên, sau đó đến nhà nước và chủ nợ. Luật Phá sản hiện vắng bóng tổ chức Công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động; trong quá trình kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện phá sản DN.

Trong khi đó, ĐB Nguyễn Công Hồng (Đồng Nai) nhìn nhận án phá sản là “siêu án” song tất cả đều kéo lên cấp tỉnh thì không thể giải tỏa được hết. Đồng tình, ĐB Đặng Công Lý (Bình Định) cho biết một tòa án tỉnh có 16 thẩm phán, 3 lãnh đạo, còn tổ phá sản chỉ có 3 thẩm phán. Vì thế, tổng kết thi hành Luật Phá sản của 63 TAND cấp tỉnh, chỉ 83/336 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản được giải quyết xong, 236 vụ được mở thủ tục phá sản, 153 vụ chưa ra quyết định tuyên bố phá sản.

Một vấn đề có nhiều ý kiến ĐB trái chiều là mở rộng đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật Phá sản thêm các hộ kinh doanh. ĐB Nguyễn Ngọc Hòa (TP HCM) đề nghị dự luật cần mở rộng đối tượng là các chủ thể kinh doanh khác như hộ cá nhân, hộ gia đình vì có quy mô vốn lớn, quy mô phát sinh công nợ lớn, giao dịch của các chủ sạp ở chợ lên tới hàng tỉ đồng. Tuy nhiên, một số ĐB khác cho rằng không nên mở rộng vì rất khó kiểm soát.

"QH quyết bội chi ngân sách mấy trăm ngàn tỉ đồng, có bao giờ chúng ta thấy tiền được tiêu như thế nào. Trách nhiệm gắn cho HĐND nhưng thực tế, cơ quan này không chịu trách nhiệm vì có nắm rõ được đâu?... Vì thế, Luật Đầu tư công phải gắn được trách nhiệm cụ thể" -ông Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP HCM nêu vấn đề.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo