xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Để mở đường ngang trái phép: Chủ tịch tỉnh có thể mất chức

Bài và ảnh: Văn Duẩn

Hơn 4.000 đường ngang dân sinh trái phép, thiếu biển báo trên cả nước là nguyên nhân chính khiến tai nạn đường sắt thương tâm liên tục xảy ra

Sáng 15-3, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội (QH) Phùng Quốc Hiển, Ủy ban Thường vụ QH đã góp ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).

Kỷ luật chủ tịch UBND từ xã đến tỉnh

Phát biểu góp ý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Lê Thị Nga đề nghị làm rõ trách nhiệm của chính quyền và trách nhiệm của ngành đường sắt trong việc để mở đường ngang dân sinh trái phép bởi thời gian qua, nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra.

“Nếu quản lý nhà nước để đường ngang dân sinh mở nhiều thế này thì trách nhiệm thuộc về ai, luật này có giải quyết dứt điểm được vấn đề không?” - bà Nga nêu vấn đề.

Báo cáo cụ thể hơn, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, nêu rõ hiện nay có 5.726 đường ngang và lối đi dân sinh. Trong đó, chỉ 1.511 đường ngang hợp pháp và đến 4.211 lối đi, đường ngang dân sinh không được cấp có thẩm quyền cho phép, không nằm trong quy hoạch và không có biển cảnh báo.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng luật xây dựng không tính đến nhu cầu đi lại của người dân ở những nơi có đường sắt đi qua để làm các đường dân sinh. Vì vậy, luật này cần tiến bộ hơn nữa nhằm giải quyết cho được chuyện đường dân sinh trái phép và những bất cập hiện nay.

“Chúng ta chỉ nói đường ngang đó trái phép mà không có giải pháp là không được. Luật nghiêm cấm mở đường dân sinh trái phép nhưng những nơi thực sự có nhu cầu mà không thể xóa bỏ được thì nhà nước phải đầu tư thế nào, chúng ta phải tính và có giải pháp bởi hiện nay, tai nạn chủ yếu xảy ra ở những đường ngang trái phép” - bà Ngân lưu ý.

Cần tập trung vào các chính sách, cơ chế ưu tiên để ngành đường sắt phát triển đột phá. Trong ảnh: Hoạt động vận tải đường sắt tại ga Hà Nội
Cần tập trung vào các chính sách, cơ chế ưu tiên để ngành đường sắt phát triển đột phá. Trong ảnh: Hoạt động vận tải đường sắt tại ga Hà Nội

Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đặc biệt lưu ý Luật Đường sắt (sửa đổi) phải có quy định thực sự nghiêm khắc về việc này. Với hơn 4.000 đường dân sinh trái phép, luật đã cấm nhưng nếu không có chế tài xử phạt nghiêm gắn với trách nhiệm thì không bao giờ thực hiện đúng pháp luật về đường sắt. Do đó, luật phải gắn với trách nhiệm, không chỉ của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) hay ngành đường sắt mà còn là trách nhiệm của địa phương nơi có đường sắt đi qua. Nơi nào mà chính quyền để mở đường dân sinh trái phép thì phải xử lý kỷ luật ngay chủ tịch UBND xã, huyện, tỉnh ở địa phương.

Giải trình thêm điều này, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa đề xuất cần luật hóa trách nhiệm của địa phương trong luật này.

Tạo chính sách đột phá cho đường sắt

Phó Chủ tịch Phùng Quốc Hiển dẫn ra con số trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2005-2015, ngân sách đầu tư cho đường bộ chiếm 80%-90% nhưng cho đường sắt chỉ từ 1,6%-5,6%. Riêng năm 2015, đầu tư cho đường bộ chiếm 92,9% nhưng đường sắt chỉ là 1,6%.

Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa đánh giá đường sắt là loại hình vận tải có nhiều ưu thế nhưng chưa được đầu tư tương xứng. “Hy vọng với việc sửa luật hay cách thức kinh doanh, đường sắt sẽ có vị trí xứng đáng, phấn đấu là loại hình số 1 trong vận tải hành khách và hàng hóa” - Bộ trưởng Nghĩa nêu.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu, nếu đã xác định đường sắt đóng vai trò chủ đạo thì cần phải xác định rõ chiến lược phát triển ngành đường sắt và phải bao quát các nội dung trong luật. Luật cần mở ra chính sách để thu hút đầu tư phát triển cho ngành đường sắt, đặc biệt các quy định tại điều 6 của dự thảo về ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt phải được bảo đảm về khả năng thực thi.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh luật ra đời phải khắc phục được những bất cập, hạn chế cho giao thông đường sắt; phải tạo ra bước đột phá mới về chính sách pháp luật để trong 5-10 năm tới, đường sắt trở thành loại hình vận tải chủ đạo hoặc một trong những loại hình vận tải chủ đạo. “Vì thế, đầu tư cho đường sắt phải thay đổi ngay trong kế hoạch đầu tư trung hạn lần này, chứ không phải chờ 5 năm nữa” - Chủ tịch QH bày tỏ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo