xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề nghị bỏ phí bảo trì đường bộ

Bài và ảnh: Phan Anh

Cần phải bỏ một số khoản phí không phù hợp, có thể gây bức xúc cho người dân như phí sử dụng lề đường, lòng đường, vỉa hè hay phí bảo trì đường bộ...

Sáng 26-5, Quốc hội (QH) đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình dự án Luật phí, lệ phí.

Vì lợi ích nhân dân

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhìn nhận Pháp lệnh phí và lệ phí còn nhiều hạn chế, làm tăng thủ tục hành chính, gây phiền hà cho dân. Thẩm tra dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của QH Phùng Quốc Hiển đánh giá hiện còn tình trạng lạm thu, bỏ sót nguồn thu do chế độ quản lý thu, nộp, sử dụng các khoản phí, lệ phí thiếu thống nhất, chưa đúng quy định. Ông Hiển đề nghị Chính phủ rà soát, bãi bỏ một số khoản phí, lệ phí có số thu thấp, chi phí thu cao; một số khoản phí không phù hợp, có thể gây bức xúc cho người dân như phí sử dụng lề đường, lòng đường, vỉa hè hay phí bảo trì đường bộ đối với xe máy...

 

Đại biểu Cao Sỹ Kiêm đề nghị tổng kết, so sánh giữa 2 phương pháp thu phí theo xăng, dầu và thu phí  bảo trì đường bộ rồi áp dụng phương pháp nào tiện lợi hơn
Đại biểu Cao Sỹ Kiêm đề nghị tổng kết, so sánh giữa 2 phương pháp thu phí theo xăng, dầu và thu phí bảo trì đường bộ rồi áp dụng phương pháp nào tiện lợi hơn

 

Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi bên lề QH sáng 26-5, ĐB Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc) phân tích: “Chúng ta thu phí phải tính đến phát triển đồng bộ chứ không thu ồ ạt. Mục đích cuối cùng của nguồn thu là tái tạo và phát triển nhưng nguồn thu đó phải nhắm đến lợi ích chung là lợi ích của nhân dân”. Theo ĐB Bảo, nên bỏ thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy vì thực tế, thu nguồn phí này rất khó khăn và không hiệu quả.

Còn ĐB Cao Sỹ Kiêm đề nghị nên có tổng kết, so sánh giữa 2 phương pháp thu phí theo xăng, dầu và thu phí bảo trì đường bộ như hiện nay. “Nếu cái nào lợi hơn, hiệu quả hơn thì chúng ta nên áp dụng để tránh sự đóng góp nhiều quá của dân” - ông Kiêm nhấn mạnh.

Kiểm soát học phí, viện phí

Trong tờ trình này, Chính phủ cũng đề nghị loại học phí, viện phí ra ngoài danh mục phí của dự án Luật Phí và lệ phí để thực hiện theo cơ chế giá thị trường. Đề nghị này được cơ quan thẩm tra của QH đồng tình. “Viện phí và học phí sẽ thuộc nhóm các hoạt động dịch vụ do nhà nước định giá. Việc chuyển 2 loại phí này ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Luật Phí và lệ phí sẽ khuyến khích việc xã hội hóa, thu hút đầu tư để phát triển dịch vụ” - ông Phùng Quốc Hiển nhận định. Tuy nhiên, đây là các loại phí tác động mạnh đến đời sống nhân dân nên ông Hiển đề nghị Chính phủ báo cáo rõ với QH lộ trình, cơ chế quản lý và tác động xã hội đối với nội dung này.

Để thu hút các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ công, Chính phủ cũng kiến nghị chuyển một số khoản phí sang cơ chế giá dịch vụ, như: Phí sử dụng đường bộ hoàn vốn các dự án BOT, phí chợ, phí bến bãi, phí vệ sinh, phí thẩm định kết quả đấu thầu...

 

Lo kiểm toán lạm quyền, tiêu cực

Thảo luận dự án Luật Kiểm toán nhà nước (KTNN) sửa đổi, nhiều ĐB băn khoăn khi trách nhiệm của kiểm toán được đề cập khá mờ nhạt.

ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) dẫn chứng nhiều doanh nghiệp (DN) sau khi kiểm toán một thời gian thì phát hiện đầy rẫy sai phạm, thậm chí chủ DN bị khởi tố. “Nếu DN bị khởi tố, bắt giam thì kiểm toán có là đồng phạm?” - ĐB Thuyền đặt vấn đề. Bổ sung, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Nguyễn Đình Quyền dẫn dụ: “Hơn 10 đoàn kiểm toán vào kiểm toán Vinashin, Vinalines… nhưng rồi có phát hiện sai phạm đâu. Sau đó, cơ quan điều tra vào cuộc lại “lòi” ra sai phạm. Trách nhiệm trong trường hợp như vậy của kiểm toán ra sao thì luật phải quy định thật rõ”.

Liên quan tới thẩm quyền, nhiệm vụ chuyển cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong trường hợp có dấu hiệu tội phạm, ông Quyền cho rằng quy định như vậy còn quá chung chung. “Thẩm quyền của kiểm toán rất lớn, nếu không quy định chặt chẽ thì kiểm toán chỉ cần “rung” lên một cái là DN lại phải chạy vạy đến xin xỏ; sinh ra lạm quyền, tiêu cực” - ĐB Quyền lo lắng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo