xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề nghị Đồng Nai rút dự án lấn sông

XUÂN HOÀNG - MINH KHANH

Sau khi các chuyên gia, nhà khoa học lên tiếng thì Mạng lưới sông ngòi Việt Nam vừa chính thức đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai rút lại việc cấp phép dự án: “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” vì sẽ tác động đến 11 tỉnh, thành trong toàn bộ lưu vực

Ngày 23- 3, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) đã lên tiếng cảnh báo về những tác động xấu từ dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” do Công ty CP Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát (Công ty Toàn Thịnh Phát) làm chủ đầu tư. Theo VRN, hình thức là cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị nhưng thực chất là dự án xây dựng lấn chiếm và tạo nên hạ tầng lớn cản trở dòng chảy, nắn dòng sông, chiếm mặt nước tự nhiên của sông Đồng Nai.

Tác động 11 tỉnh, thành phố

Đại diện VNR cho rằng các hoạt động từ dự án này sẽ làm suy giảm chất lượng nguồn nước, tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, tiêu thoát nước trong mùa mưa lũ, gây xói lở bờ sông… Sông Đồng Nai là sông liên tỉnh nên việc xây dựng hạ tầng cơ sở lớn ở lòng sông sẽ tác động đến 11 tỉnh, thành trong toàn bộ lưu vực, bao gồm cả vùng kinh tế trọng điểm TP HCM.

Sà lan chở đất đá của Công ty Toàn Thịnh Phát lấp sông Ảnh: Xuân Hoàng
Sà lan chở đất đá của Công ty Toàn Thịnh Phát lấp sông Ảnh: Xuân Hoàng

Mặt khác, sông Đồng Nai lớn thứ ba toàn quốc nhưng lượng nước bình quân đầu người thấp nhất trong cả nước. Vấn đề sử dụng nguồn nước rất khó khăn, luôn có sự mâu thuẫn trong sử dụng nước và ngày càng khốc liệt hơn khi nguồn nước trong lưu vực đang trở nên hạn chế do các tác động của tự nhiên cũng như các hoạt động của con người. Do đó, việc thực hiện dự án sẽ có những tác động xấu, ảnh hưởng đến môi trường kinh tế - xã hội lưu vực sông Đồng Nai; đặt tiền lệ xấu cho việc vi phạm và lấn chiếm hành lang thoát lũ và dòng chảy của các dòng sông Việt Nam. Vì vậy, VRN đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai rút lại việc cấp phép dự án cho đến khi có ý kiến của các bộ, ngành, địa phương và nhân dân trong lưu vực.

Đổi sông lấy đô thị hiện đại (!)

Như Báo Người Lao Động đã từng thông tin, dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” do Công ty Toàn Thịnh Phát làm chủ đầu tư và được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt. Đây là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai nhưng gặp phải nhiều ý kiến trái chiều khi gần như 100% diện tích có được là nhờ lấp sông và đoạn lấn sông xa nhất đến hơn 100 m.

Trong những ngày giữa tháng 3, theo quan sát của chúng tôi, sau hơn 6 tháng khởi công, công trình cải tạo cảnh quan, khu đô thị phức hợp của Công ty Toàn Thịnh Phát hiện đã lấp xong gần như 100% diện tích dự kiến. Tại khu vực dự án (đoạn sông Đồng Nai từ giữa cầu Công viên Nguyễn Văn Trị và cầu Rạch Cát thuộc phường Quyết Thắng, TP Biên Hòa), xe ben, xe ủi, sà lan ngày đêm làm việc tấp nập. Có thể nhìn rõ dòng sông bị lấp ra rất xa theo chiều vuông góc so với bờ.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai là 1 trong 4 dự án trọng điểm cải tạo cảnh quan, môi trường và chỉnh trang đô thị được UBND tỉnh phê duyệt nhằm tạo nên một “điểm nhấn” cảnh quan cho TP Biên Hòa.

Tuy nhiên, những người dân tại khu vực dự án khẳng định dự án dù có tên là cải tạo cảnh quan nhưng trên thực tế chủ yếu là xây dựng khu phức hợp hiện đại - một hình thức lấp sông để phân lô bán nền. “Doanh nghiệp được thực hiện xây dựng, kinh doanh trên tài sản chung của toàn bộ người dân mà không phải giải tỏa đền bù thì quá lời” - một người dân nói.

Ai chịu trách nhiệm?

Quá trình tìm hiểu, chúng tôi được biết trong thời gian chuẩn bị cho dự án, nhiều người dân trong khu vực không hề được biết rõ về quy mô của dự án này. “Chúng tôi chỉ nghe đó là dự án cải tạo cảnh quan, chứ không biết doanh nghiệp lấp sông lớn đến như thế” - nhiều người dân phản ánh.

Tại cuộc họp báo chuẩn bị cho việc khởi công dự án, ông Huỳnh Phú Kiệt, Chủ tịch HĐQT Công ty Toàn Thịnh Phát, cho biết: “Dự án sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến sông Đồng Nai”. Tuy nhiên, khi phóng viên Báo Người Lao Động đặt câu hỏi phần “đáng kể” là gì thì ông Kiệt đã không trả lời được!

Còn mới đây, tại cuộc gặp gỡ báo chí đầu năm do UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức, phóng viên Báo Người Lao Động hỏi: “Nếu trường hợp xấu nhất xảy ra, dự án làm biến đổi dòng chảy, thay đổi chất lượng nước mà người dân bị ảnh hưởng trực tiếp đòi bồi thường thì chủ đầu tư hay UBND tỉnh Đồng Nai sẽ phải chịu trách nhiệm?”. Đại diện UBND tỉnh Đồng Nai trả lời: “Sẽ theo quy định của pháp luật…!”.

Theo TS Đào Trọng Tứ, thành viên VRN, bất cứ động thái nào làm trái với tự nhiên hoặc thay đổi tự nhiên đều phải chịu những ảnh hưởng nhất định, động thái càng lớn thì ảnh hưởng ngược chiều càng lớn. Riêng với dòng sông Đồng Nai, hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn, từ hàng loạt thủy điện phía thượng nguồn, rừng bị chặt phá, ô nhiễm bởi các KCN. Nếu cứ theo “trào lưu” nắn sông như thế này thì sông sẽ chẳng còn là sông.

 

Thành phố hoa bay?

Tổng diện tích dự án hơn 84.000 m2, trong đó 77.000 m2 có được là nhờ lấp sông, phần diện tích đất hiện hữu chỉ khoảng 6.800 m2. Theo quy hoạch được duyệt, đoạn công trình lấn ra sông xa nhất đến hơn 100 m.

“Dự án đô thị ven sông Đồng Nai là tổ hợp trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư cao cấp, khách sạn 4-5 sao, trung tâm sự kiện văn hóa, là một “thành phố hoa bay” hiện đại giữa Biên Hòa...” - ông Huỳnh Phú Kiệt, Chủ tịch HĐQT Công ty Toàn Thịnh Phát, nói.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo