xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề nghị ngưng xây đập Xayaburi

Nhóm phóng viên

Dự án đập thủy điện Xayaburi (thuộc Bắc Lào) trên dòng chính sông Mê Kông đã rục rịch khởi công dù quá trình tham vấn chưa kết thúc. Nhiều tổ chức khoa học, môi trường Việt Nam và quốc tế phản đối dự án này

Trước thời điểm các thành viên Ủy hội sông Mê Kông (MRC) kết thúc quá trình tham vấn và bỏ phiếu quyết định về việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông (ngày 19-4), tại Hà Nội ngày 18-4, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức tọa đàm “Xayaburi và nguồn nước sông Mê Kông” nhằm lên tiếng phản đối việc triển khai thực hiện dự án này.
 
img
Những năm qua, sự thay đổi dòng chảy của sông Mê Kông tác động lớn đến môi sinh ở ĐBSCL.
 Trong ảnh: Chống sạt lở ven sông ở thị xã Tân Châu - An Giang. Ảnh: CA LINH
 
Kiến nghị hoãn 10 năm
 
GS Hồ Uy Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực VUSTA, khẳng định: “VUSTA chính thức lên tiếng cảnh báo rằng việc xây dựng đập Xayaburi có thể hủy diệt ĐBSCL. Hậu quả lâu dài là không thể tưởng nổi”. TS Đào Trọng Tứ, đại diện Ban Tư vấn Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, nguyên phó tổng thư ký Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam, nêu: “Khai thác tài nguyên là quyền lợi của các quốc gia ven sông. Nếu nguồn nước bị chặn ngay từ đầu nguồn thì không thể gọi là sông chung. Nguồn tài nguyên nước của sông Mê Kông là không thể thay thế. Không có nguồn nước thì không có ĐBSCL”.
 
Ông Tứ cảnh báo thêm: Nếu Xayaburi được xây dựng thì sẽ là phát đại bác đầu tiên khơi mào cho “cuộc xâm lấn” của 12 đập thủy điện vì khi Xayaburi đã xây xong thì không có lý do gì phải hoãn 11 đập khác! 
 
Dự tọa đàm trực tuyến (qua internet), bà Ame Trandem thuộc Tổ chức Sông ngòi quốc tế, cho biết hiện có rất nhiều tổ chức, cá nhân phản đối dự án thủy điện Xayaburi. Họ cho rằng không có lý do gì để phải xây dựng công trình này. Lưu vực sông Mê Kông chỉ xếp sau Amazon về nguồn lợi thủy sản và đập Xayaburi sẽ ảnh hưởng tới sinh kế của hơn 60 triệu người ở hạ lưu. Bà Ame Trandem cũng cho rằng cần phải lùi dự án lại 10 năm để nghiên cứu thêm vì hiện có nhiều lỗ hổng kiến thức nghiên cứu về lưu vực sông Mê Kông…
 
Trong khi đó, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cũng ra thông cáo về dự án đập Xayaburi, trong đó nêu: Nếu được xây dựng, đập Xayaburi sẽ chia cắt 9 hệ sinh thái thượng nguồn (trong tổng số 13 hệ sinh thái) ra khỏi lưu vực. WWF kêu gọi trì hoãn 10 năm việc phê duyệt dự án xây dựng các con đập trên nhánh chính nhằm bảo đảm tất cả những chi phí và lợi ích xây dựng và vận hành của đập được nghiên cứu đầy đủ.
img

Bản đồ vị trí đập Xayaburi trên sông Mê Kông (trong vòng màu đỏ).  Ảnh: TƯ LIỆU

 
Tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế
 
Ngoài ra, nhóm các nhà khoa học mạng lưới sông ngòi Việt Nam cũng có kiến nghị gửi các cơ quan chức năng trong nước bày tỏ sự quan ngại về dự án đập Xayaburi. “…  Tác động của phát triển đê đập ở thượng lưu sẽ gây sự chìm xuống các châu thổ. ĐBSCL không tránh khỏi nguy cơ này” - kiến nghị nêu.
 
Nhóm các nhà khoa học mạng lưới sông ngòi Việt Nam cũng đưa ra hàng loạt đề xuất đáng lưu ý, chẳng hạn: Chính phủ có thể kêu gọi các đối tác phát triển quốc tế cùng giúp Lào thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và tìm các giải pháp năng lượng thay thế. Kiên quyết trì hoãn việc xây dựng đập Xayaburi để có thể tiến hành các nghiên cứu bổ sung theo khuyến nghị của báo cáo Đánh giá Môi trường Chiến lược của Ủy hội sông Mê Kông.
 
Chính phủ nên giao các cơ quan chức năng tiến hành ngay nghiên cứu đánh giá tác động toàn diện của hệ thống các công trình đập thủy điện đối với ĐBSCL. Đề nghị phổ biến rộng rãi và nâng cao nhận thức công chúng về vấn đề thủy điện dòng chính sông Mê Kông để tranh thủ và vận dụng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cùng các nhà tài trợ trong vấn đề này.
img
Sự thay đổi dòng chảy của sông Mê Kông tác động lớn đến môi sinh ở ĐBSCL.
Trong ảnh: Người dân huyện Tịnh Biên, An Giang thiếu nước ngọt do thời tiết khô hạn. Ảnh: CA LINH
 

Sử dụng công bằng tài nguyên sông Mê Kông

 
Ngày 18-4, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng sông Mê Kông, trong đó có đập Xayaburi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói: “Việt Nam mong muốn các quốc gia có liên quan phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứu kỹ lưỡng tổng thể những tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông trước khi đưa ra quyết định triển khai xây dựng các công trình này. Các quốc gia ven sông cần hợp tác chặt chẽ trong việc khai thác, sử dụng công bằng và hợp lý các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn nước dòng sông Mê Kông nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần vào sự phát triển bền vững chung của toàn bộ lưu vực sông Mê Kông, mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia ven sông và người dân sinh sống tại khu vực”.

A.Quý

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo