xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất kháng nghị vụ Hồ Duy Hải

Thế Dũng

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng vụ Hồ Duy Hải có đầy đủ cả 4 căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm

Ngày 20-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) tiếp tục cho ý kiến dự thảo báo cáo của đoàn giám sát của QH về tình hình oan sai trong việc áp dụng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự. Dự thảo báo cáo đưa ra 3 vụ án đặc biệt nghiêm trọng đang có đơn kêu oan là: Hồ Duy Hải (Long An), Nguyễn Văn Chưởng (Hải Phòng) và Vi Văn Phượng (Bắc Giang).

Quá nhiều tình tiết thiếu căn cứ

Điều bất ngờ tại phiên họp, nhiều thành viên đoàn giám sát đã đề xuất kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải giết 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (Long An) năm 2008. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, người dành nhiều công sức nghiên cứu vụ trọng án này, cho rằng có nhiều căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm theo điều 273 của Bộ Luật Tố tụng hình sự.

Bà Nga cho biết điều 273 của Bộ Luật Tố tụng hình sự quy định đối với 1 vụ án, chỉ cần 1 trong 4 căn cứ: có nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra; việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa không đầy đủ, không làm rõ được những mâu thuẫn trong vụ án; kết luận trong bản án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ Luật Hình sự là đủ điều kiện kháng nghị giám đốc thẩm. “Vụ Hồ Duy Hải có đầy đủ cả 4 căn cứ trên. Với tư cách phó đoàn giám sát và đại biểu (ĐB) QH, tôi đã gửi kiến nghị đến Chủ tịch nước về vụ này. Quan điểm là xem lại 2 bản án kết tội Hồ Duy Hải có đủ căn cứ không?” - bà Nga cương quyết.

 

Cơ quan công an khám nghiệm hiện trường vụ án Hồ Duy Hải sát hại 2 nhân viên bưu điện Ảnh: MINH SƠN
Cơ quan công an khám nghiệm hiện trường vụ án Hồ Duy Hải sát hại 2 nhân viên bưu điện Ảnh: MINH SƠN

 

Bà Nga dẫn ra hàng loạt tình tiết, chứng cứ, lời khai... thiếu căn cứ để kết tội Hồ Duy Hải. “Cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án đều lựa chọn sử dụng những chứng cứ có lợi trong việc buộc tội nhưng không trung thực, khách quan đối với chứng cứ có lợi cho việc gỡ tội. Đây là vụ án rất nghiêm trọng và tước đoạt mạng sống của một con người. Vì vậy, cần xem xét lại một cách thật thận trọng” - bà Nga nói.

ĐBQH Vũ Xuân Trường (Nam Định) cho rằng vụ Hồ Duy Hải là không oan vì hầu hết lời khai của bị cáo này từ đầu đến cuối đều nhận tội, rất cặn kẽ. Tuy nhiên, chứng cứ điều tra lại không vững chắc, quá nhiều thiếu sót nên không đủ để buộc tội.

Kết tội phải có chứng cứ

ĐBQH Phạm Xuân Thường (Thái Bình) bày tỏ: “Dù với niềm tin nội tâm của tôi Hải là thủ phạm. Tuy nhiên, từ hàng loạt sai sót trong quá trình điều tra, chúng ta như cầm gậy đập vào chân mình. Vì gian dối, đưa các chứng cứ giả mới dẫn đến vụ án phức tạp. Đây là tính mạng con người nên tôi kiến nghị rà soát, xem xét lại thật kỹ và có 1 buổi họp riêng về vụ án này”.

Trước phát biểu của ông Thường, Phó Chủ nhiệm Lê Thị Nga nhấn mạnh: “Các ĐBQH có thể đặt ra niềm tin nội tâm nhưng kết tội thì phải dựa trên chứng cứ”. Quyền Trưởng Đoàn ĐBQH, nguyên Viện trưởng VKSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Hiến tiếp lời: “Với hàng loạt chứng cứ không xác đáng, chưa có căn cứ vững chắc để khẳng định Hồ Duy Hải phạm tội”. ĐB Nguyễn Thành Bộ (Thanh Hóa) cũng đề xuất đối với vụ Hồ Duy Hải, cần xem xét và tiến hành điều tra lại hàng loạt tình tiết trong cáo trạng.

Làm rõ thêm dự thảo báo cáo giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhận định những sai sót nghiêm trọng trong thu thập chứng cứ, đặc biệt là những chứng cứ ban đầu xảy ra ở hầu hết các vụ án đang gây bức xúc trong dư luận chứ không riêng gì vụ Hồ Duy Hải mà đoàn giám sát đặt ra để xem xét. Do đó, trong kiến nghị, đoàn giám sát dự kiến trình QH thì vụ Hồ Duy Hải được xếp vào 1 trong 3 vụ án đặc biệt nghiêm trọng, đang có đơn kêu oan và được dư luận quan tâm, cần phải giải quyết dứt điểm. “Vụ Hồ Duy Hải cần phải kháng nghị giám đốc thẩm, các cơ quan tố tụng có tổ liên ngành mà cụ thể chính là Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao phải chịu trách nhiệm trả lời trước Ủy ban Thường vụ QH, QH là có kháng nghị hay không” - ông Hiện quả quyết.

Chủ trì cuộc họp, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu kết luận: “Vụ Hồ Duy Hải, theo đoàn giám sát thì có đủ căn cứ để kháng nghị nên liên ngành đang tiếp tục xác minh làm rõ thêm một số tình tiết, báo cáo Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao trong thời gian tới”.

 

Giải quyết dứt điểm 24 vụ án

Đoàn giám sát cũng kiến nghị các cơ quan khẩn trương giải quyết dứt điểm 24 vụ án đã kéo dài trên 5 năm (trong đó có 3 vụ án Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng, Vi Văn Phượng); tập trung kết thúc điều tra để đưa ra truy tố, xét xử lại 3 vụ án Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận), Hàn Đức Long (Bắc Giang), Đỗ Minh Đức (Hải Phòng); khẩn trương giải quyết dứt điểm một số vụ án có dấu hiệu bị oan như Trần Văn Đề (Bình Phước), Trần Thị Bích Liên (Lâm Đồng)...

 

Quá nhiều mâu thuẫn trong vụ Huỳnh Văn Nén

Đoàn giám sát cho biết ở vụ án Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận), quá trình điều tra không có nhân chứng; không thu thập được dấu vết, vật chứng. Ngoài ra, phạm nhân Nguyễn Phúc Thành có đơn tố giác người khác phạm tội, còn Nén bị oan từ năm 2000 nhưng không được xem xét giải quyết. Ông Trần Đình Sơn, ĐBQH Đắk Lắk, băn khoăn: “Đã kết luận Huỳnh Văn Nén oan sai thì phải trả tự do, không thể giam”. Về vấn đề này, Trung tướng Trần Trọng Lượng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, Bộ Công an - nói: “Mới có khả năng oan thôi, chưa có kết luận cuối cùng".

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo