xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dẹp không xuể tin nhắn rác

CHÁNH TRUNG

Mỗi ngày có gần 14 triệu tin nhắn rác phát tán tại Việt Nam. Quản lý thuê bao lỏng lẻo, xử phạt không nghiêm là những nguyên nhân chính khiến tin nhắn rác vẫn cứ hoành hành

Trước tình trạng tin nhắn rác vẫn cứ xuất hiện tràn lan, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết tới đây sẽ quyết liệt triển khai các biện pháp ngăn chặn, tập trung chấn chỉnh công tác quản lý thuê bao trả trước.

“Dai như đỉa”

Hằng ngày, anh Trần Mạnh Hùng (quận Gò Vấp, TP HCM) nhận nhiều tin nhắn rác quảng cáo sim số đẹp, dịch vụ nhà đất. Anh bày tỏ: “Không biết cơ quan chức năng xử thế nào mà tin nhắn rác vẫn cứ dai như đỉa”.


Mỗi ngày có gần 14 triệu tin nhắn rác phát tán tại Việt Nam Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Mỗi ngày có gần 14 triệu tin nhắn rác phát tán tại Việt Nam Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Thực tế cho thấy thời gian qua, tin nhắn rác vẫn xuất hiện tràn lan, gây phiền toái cho người dùng điện thoại. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCert) cho biết trong năm 2016, trung tâm tiếp nhận 591.427 lượt phản ánh tin nhắn rác qua đầu số 456. Trong đó, 35% lượt phản ánh tin nhắn rác là về dịch vụ mạng, 20,6% về dịch vụ bất động sản, 13,1% về dịch vụ quảng cáo sim số đẹp.

Dù rất nỗ lực ngăn chặn nhưng Bộ Thông tin và Truyền thông thừa nhận không dẹp xuể sim rác. Theo bộ này, đến nay đã phát hiện 12 triệu sim thuê bao kích hoạt sẵn trên kênh phân phối mà chưa có thông tin chính xác. Tính đến ngày 22-12, đã có 15 triệu thuê bao ảo bị khóa tài khoản. Những thuê bao ảo này chính là nguồn gốc của tin nhắn rác. Nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng các sim ảo này để nhắn tin ồ ạt đến người dùng. Thông tin cá nhân của các sim ảo cũng là thông tin ảo nên những người phát tán tin nhắn rác không lo bị phát hiện.

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, hành vi phát tán tin nhắn rác ngày càng trở nên phức tạp với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn, gây nhiều khó khăn cho hoạt động ngăn chặn và xử lý. “Do công tác quản lý thuê bao di động trả trước còn nhiều kẽ hở nên các tổ chức, cá nhân dễ dàng mua sim kích hoạt sẵn và đăng ký thông tin thuê bao với số lượng lớn để phục vụ cho mục đích phát tán tin nhắn rác” - luật sư Hậu nhận định.

Phải mạnh tay hơn nữa

Ông Lê Quốc Cường, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM, cho biết những năm qua, sở thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh việc chấp hành pháp luật về đăng ký thuê bao di động trả trước. Từ năm 2011 đến nay, sở đã thu gần 4.000 sim trả trước, yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ của 90.516 thuê bao vi phạm với tổng số tiền xử phạt gần 500 triệu đồng.

Tuy nhiên, theo ông Cường, quản lý thuê bao trả trước hiện nay còn nhiều bất cập. Thực tế, để đăng ký sim trả trước, chỉ cần cung cấp CMND chứ không phải ký hợp đồng với nhà mạng, không cần cung cấp nhiều thông tin cá nhân như đăng ký thuê bao trả sau.

“Quan điểm của sở là cần quản lý thuê bao trả trước như thuê bao trả sau. Chúng tôi kiến nghị Bộ Thông tin Truyền thông có những biện pháp quản lý thuê bao trả trước, nhanh chóng triển khai kết nối thông tin dữ liệu các doanh nghiệp viễn thông để đối soát thông tin” - ông Cường nói.

Luật sư Hậu cho rằng quản lý lỏng lẻo và chế tài không nghiêm là một trong những nguyên nhân chính khiến tin nhắn rác vẫn cứ hoành hành. Cụ thể, mức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành đối với hành vi phát tán tin nhắn rác chỉ từ 15 triệu đến 20 triệu đồng. “Mức phạt như vậy chưa đủ răn đe. Vì thế, nhiều tổ chức, cá nhân sau khi bị xử phạt vẫn tiếp tục phát tán tin nhắn rác” - luật sư Hậu nhấn mạnh.

Đồng tình với nhận định này, ông Lê Quốc Cường đề nghị cần tăng mức xử phạt vi phạm theo hướng bằng hoặc nhiều hơn mức thu lợi bất hợp pháp mà tổ chức, cá nhân vi phạm để tránh tình trạng lờn luật, coi thường pháp luật. Cùng với đó, cũng cần quy định rõ hơn về trách nhiệm của nhà mạng, của cơ quan chuyên ngành về thông tin và truyền thông.

“Để ngăn chặn tin nhắn rác, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp; tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra trên diện rộng; chấn chỉnh quản lý thông tin thuê bao trả trước nhằm hạn chế việc dùng sim rác để nhắn tin rác. Các nhà mạng cũng phải có cơ chế quản lý cơ sở dữ liệu thông tin cá nhân của khách hàng, không để cơ sở dữ liệu này bị lợi dụng một cách bất hợp pháp” - ông Cường kiến nghị.

Một chuyên gia nước ngoài làm việc tại TP HCM cho hay ở nhiều quốc gia, nếu gửi tin nhắn cho người khác mà không được sự đồng ý của họ hay không có thỏa thuận từ trước thì người nhắn tin sẽ bị kiện ra tòa. “Còn ở Việt Nam, việc này quá thoải mái. Nếu không xử lý được việc mua bán thông tin cá nhân cũng như không xử phạt nặng thì khó dẹp nổi tin nhắn rác” - chuyên gia này nhìn nhận.

Lợi nhuận khổng lồ, khó chặn từ gốc

Đại diện Công ty An ninh mạng Bkav cho biết một nửa số người tham gia chương trình đánh giá tình hình an ninh mạng năm 2015 của Bkav (hơn 48%) cho biết họ phải chịu đựng tin nhắn rác làm phiền mỗi ngày. Thống kê từ hệ thống giám sát an ninh mạng của Bkav cũng cho thấy mỗi ngày có tới 13,9 triệu tin nhắn rác được phát tán tới người sử dụng tại Việt Nam. Lợi nhuận khổng lồ thu về cho nhà mạng có lẽ vẫn là nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng nhắn tin rác không được ngăn chặn từ gốc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo