xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đi nghĩa vụ quân sự: Phải đại chúng và tinh hoa

Bài và ảnh: Phan Anh

Đại tá Nguyễn Mạnh Tường - Trưởng Phòng Pháp chế, Công an TP HCM - cho rằng đối với công dân đỗ đại học, nên tạm hoãn nhưng khi học xong thì phải thực hiện nghĩa vụ quân sự

Sáng 22-9, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi). Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ được đa số đại biểu quan tâm và tham gia “mổ xẻ”.

18 hay 24 tháng?

Thiếu tướng Lê Minh Quang, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 7, cho biết Bộ Tư lệnh Quân khu 7 vừa tổ chức lấy ý kiến cho dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi). Theo đó, thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được đưa ra là 12 tháng, 18 tháng và 24 tháng. Đối với hạ sĩ quan chỉ huy, nhân viên chuyên môn kỹ thuật là 24 tháng. “Đa số ý kiến thống nhất thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Đây cũng là quan điểm của Quân khu 7 bởi mục đích sửa đổi Luật Nghĩa vụ quân sự lần này rất lớn, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội ngày càng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Vì vậy, 18 tháng sẽ không đủ thời gian huấn luyện, không đủ điều kiện để tiếp thu khoa học kỹ thuật” - ông Quang nói.

Đồng quan điểm, ông Phương Thế Thời, đại diện Ban Chỉ huy quân sự huyện Hóc Môn, cho rằng 24 tháng mới đủ thời gian để binh sĩ vững chuyên môn, rèn luyện bản lĩnh, tư cách. Hết thời hạn tại ngũ, họ mới có thể làm lực lượng nòng cốt cho địa phương. Khi có chiến sự xảy ra hay một số tình huống phức tạp ở địa phương thì có lực lượng để ứng phó.

Theo Thiếu tướng Lê Minh Quang, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 7 (đứng), thời hạn tại ngũ là 24 tháng

Theo Thiếu tướng Lê Minh Quang, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 7 (đứng), thời hạn tại ngũ là 24 tháng

Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Văn Sáng, Hội Luật gia TP HCM, lại có suy nghĩ khác. Theo ông, thời hạn tại ngũ bao lâu là điều cực kỳ quan trọng, mọi công dân Việt Nam và cả quốc tế đều rất quan tâm nên khi sửa đổi điều này cần phải thận trọng. “Thời hạn tại ngũ 18 tháng là đủ để huấn luyện đối với hạ sĩ quan và binh sĩ. Ngay điều luật này cũng nêu rõ trong trường hợp cần thiết, thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ có thể được kéo dài. Đất nước ta đã giải phóng gần 40 năm, đang trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa nên cần tăng lực lượng sản xuất lao động, không cần tăng số quân thường trực” - ông Sáng nêu ý kiến. Ngoài ra, ông Sáng cho rằng thời hạn này phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp nói chung và cải cách huấn luyện trong quân đội nói riêng. Ngay trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cũng có nêu đa số ý kiến của Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị là 18 tháng, điều đó không phải không có cơ sở.

Cần bảo đảm công bằng xã hội

Làm sao tăng chất xám cho quân đội cũng là điều nhiều đại biểu băn khoăn. Đại tá Nguyễn Mạnh Tường - Trưởng Phòng Pháp chế Công an TP HCM - đặt vấn đề: “Trước khi góp ý, chúng ta phải đặt ra câu hỏi sửa đổi Luật Nghĩa vụ quân sự nhằm đạt đến mục tiêu gì? Để tăng quân số hay tăng chất lượng, khi đó chúng ta mới có cách nhìn thấu đáo?”. Theo ông Tường, nếu để tăng quân số thì chưa cần. Khi dự thảo thay đổi diện tạm hoãn gọi nhập ngũ để số lượng diện xét vào nghĩa vụ quân sự tăng lên mà yêu cầu về số lượng quân đội vẫn giữ nguyên thì sẽ tạo nên một áp lực cho Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xét duyệt lẫn cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực… Vì vậy, đại tá Tường đề nghị đối với công dân đỗ đại học, nên tạm hoãn nhưng đến khi học xong thì phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Lúc đó chất lượng, chất xám trong quân đội mới tăng lên vì tăng nhận thức về chính trị, am hiểu về ngành nghề. Còn TS Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM, nhận định lần sửa đổi này phải lấy được thành phần đi nghĩa vụ quân sự cả đại chúng và tinh hoa chứ như hiện nay chủ yếu lấy đại chúng chứ tinh hoa thì rất ít. “Không nên có chuyện không đi nghĩa vụ quân sự sẽ có nghĩa vụ khác thay thế” - ông Lịch nhấn mạnh.

Liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghĩa vụ quân sự, ông Trần Du Lịch đề xuất phải xem thời gian nhập ngũ giống như là nghỉ không lương nên đương nhiên họ phải được tính thâm niên làm việc. Đặc biệt, sau khi xuất ngũ, họ phải được bố trí công việc, có như vậy mới bảo đảm công bằng xã hội. Về vấn đề này, Thiếu tướng Lê Minh Quang cho biết thực tế nhiều trường hợp về đơn vị cũ không được nhận. Do vậy, luật phải có chế tài đủ mạnh để bảo đảm giải quyết chế độ việc làm cho quân nhân xuất ngũ, nhất là những người đã tốt nghiệp đại học. “Hơn nữa, đi nghĩa vụ phần lớn là người nghèo mà về còn mất việc thì khó tạo được sự đồng thuận của xã hội” - ông Quang nói.

Tăng thực quyền cho Quốc hội

Chiều cùng ngày, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM cũng lấy ý kiến cho dự án Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi). Một số ý kiến cho rằng nên tăng thực quyền để nâng cao vị thế của Quốc hội. Luật cần quy định theo hướng Quốc hội chủ động trong xây dựng pháp lệnh; cơ quan quyết định các vấn đề về ngân sách nhà nước, tổng biên chế nhà nước... Ngoài ra, trách nhiệm, quyền hạn của đại biểu Quốc hội phải được cụ thể để bảo đảm tính độc lập cũng như hạn chế tình trạng hành chính hóa hoạt động của đại biểu.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo