xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đối mặt với khó khăn

Duy Quốc

Đó là thực tế của nhiều lao động Việt Nam làm việc ở Libya phải về nước sớm vì 90% trong số này là lao động nghèo ở nông thôn, phải vay tiền làm chi phí đi xuất khẩu lao động

Trong 2 ngày qua, 830 trong tổng số 10.482 lao động Việt Nam từ Libya đã về nước an toàn. Phải mất nhiều ngày nữa chúng ta mới có thể di tản hết số lao động Việt Nam ra khỏi Libya và đưa họ về nước.

 
Trong khi những lao động còn kẹt ở Libya chỉ mong được thoát thân thì những người đã trở về đoàn tụ với gia đình đã bắt đầu lo toan. Cuộc sống của họ đang bị xáo trộn nghiêm trọng và sẽ có nhiều gia đình phải lâm vào cảnh nợ nần, họ phải thanh toán món nợ vay để đi xuất khẩu lao động (XKLĐ)...
 
img
Lao động Việt Nam ở Libya về nước làm thủ tục tại sân bay Nội Bài. Ảnh: NGUYỄN QUYẾT
 
Mong được trở lại Libya làm việc
 
Anh Lý Seo Sáng, dân tộc Mông (huyện Simacai, tỉnh Lào Cai), một trong số 181 lao động đầu tiên từ Libya về nước ngày 26-2 cùng với em trai là Lý Seo Trang phải đối mặt với khó khăn. Hai anh em này mới sang Libya làm việc được 2 tháng thì phải về nước do tình hình bất ổn ở nước này.
 
Anh Lý Seo Sáng tâm sự: “Chủ sử dụng lao động mới trả được một tháng lương, còn tháng lương này không biết có được trả hay không. Được về nước mừng lắm nhưng lại rất lo, không biết lấy gì để trả tiền vay ngân hàng. Trước khi đi, hai anh em tôi vay hết thảy 40 triệu đồng”.
 
Còn anh Nguyễn Văn Huân (ngụ TP Vinh, tỉnh Nghệ An) băn khoăn: “Tôi vừa được Công ty Vinaconex Mec đưa sang làm việc được 2 tháng, có gửi chút ít tiền về nhà. Cứ nghĩ sau 3 năm làm việc, khi về mình sẽ có tiền để sửa sang nhà cửa, mở một cơ sở gì đó để làm ăn, chứ có ngờ đâu...!”.
 
Anh Huân cho biết gia đình anh thuộc diện nghèo và không biết phải xoay xở như thế nào với số nợ vay ngân hàng trước khi đi.
 
Còn lao động Đặng Toán (50 tuổi, ngụ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) đã sang Libya làm việc được 10 tháng nhưng vẫn chưa hoàn được vốn vay của ngân hàng.
 
Ông Toán nói về đến quê là mừng lắm rồi nhưng đối mặt với tương lai khá mờ mịt vì không biết làm gì để hoàn vốn vay cho ngân hàng. Anh mong tình hình Libya ổn định trở lại để tiếp tục đi làm, trả nợ.
 
Phần đông lao động được đưa sang làm việc Libya sẽ rơi vào cảnh nợ nần như những trường hợp kể trên. Trong tổng số 10.482 lao động Việt Nam làm việc tại Libya, có trên 90% là lao động ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Riêng năm 2010, khoảng 30% trong số 5.242 người được đưa sang Libya là lao động nghèo, người dân tộc thiểu số của 62 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh, thành.
 
Được hỗ trợ, bồi thường ra sao?
 
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng trong thời điểm này, ưu tiên hàng đầu là khẩn trương đưa lao động Việt Nam ở Libya về nước an toàn. Còn việc hỗ trợ, giải quyết quyền lợi phải chờ sau khi đưa hết lao động về nước.
 
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước, cũng nhấn mạnh nội dung trên và cho biết thêm chắc chắn trong thời gian tới, cục sẽ xây dựng phương án giải quyết cũng như có hướng dẫn chỉ đạo các doanh nghiệp (DN) XKLĐ thống nhất cách giải quyết trên cơ sở bảo vệ quyền lợi, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người lao động (NLĐ).
 
Rủi ro từ thị trường Libya tác động nghiêm trọng và gây thiệt hại lớn cho NLĐ và cả DN XKLĐ. Theo tìm hiểu của chúng tôi, cùng với khoản hỗ trợ khẩn cấp của Chính phủ, các DN đã và đang  phối hợp với chủ sử dụng lao động lo tiền vé máy bay và vận chuyển lao động Việt Nam về nước.
 
Về giải quyết quyền lợi, một số DN cho rằng Bộ LĐ-TB-XH phải có phương án giải ngân Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước để chi hỗ trợ cho NLĐ. Trước đây, vào thời điểm suy thoái kinh tế, từ tháng 10 đến cuối năm 2009, khoảng 10.000 lao động mất việc làm về nước đã không được hỗ trợ từ quỹ này. Theo quy định hiện hành, Bộ LĐ-TB-XH quyết định hỗ trợ cho NLĐ trên cơ sở đề nghị của hội đồng quản lý quỹ, với mức hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng/người.
 
Ngoài ra, dựa trên cơ sở giải quyết các trường hợp tương tự trong thời gian qua, các DN cần tính toán để hỗ trợ cho NLĐ (thông thường từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng/người, tùy trường hợp và DN).
 
Ngoài khoản này, DN cần đàm phán, yêu cầu đối tác hoàn trả đủ tiền lương, cùng với hỗ trợ mất việc từ 1 - 3 tháng lương căn bản theo hợp đồng, tùy thời gian làm việc (lương căn bản của lao động Việt Nam tại Libya từ 220 – 250 USD/tháng).
 
Khi thanh lý hợp đồng, theo luật hiện hành về XKLĐ, NLĐ sẽ được DN XKLĐ hoàn trả phí dịch vụ (thu mỗi năm làm việc một tháng lương theo hợp đồng) cho thời gian không làm việc theo hợp đồng (3 năm)...
 
Có thể còn sớm để đặt vấn đề giải quyết hậu quả  cho NLĐ Việt Nam sau khi trở về nhưng từ kinh nghiệm các vụ việc trong quá khứ cho thấy nếu cơ quan chức năng chậm trễ, các DN không có phương án hỗ trợ thống nhất có thể sẽ làm cho việc tranh chấp, khiếu nại phát sinh, gây phức tạp.
 

Chi phí từ 1.150 - 1.500 USD/người

 
Theo thống kê, khoảng 50% lao động Việt Nam sang Libya đã làm việc hơn 1/2 thời hạn hợp đồng (3 năm). Phần còn lại làm việc dưới 1/2 thời hạn hợp đồng, trong đó phần nhiều chỉ mới làm việc từ 1 – 6 tháng. Đây là số lao động bị thiệt hại lớn nhất do thời gian làm việc quá ít, chưa tích lũy được bao nhiêu, không đủ để bù đắp chi phí. Được biết, để được sang Libya làm việc, NLĐ phải nộp chi phí bình quân từ khoảng 1.150 – 1.500 USD/người.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo