xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dồn dập tai nạn đường sắt

Văn Duẩn

Từ đầu năm đến nay, trên tuyến đường sắt đã xảy ra 86 vụ tai nạn, làm chết 37 người và 48 người bị thương, trong đó phần lớn nguyên nhân là do người tham gia giao thông trên đường bộ vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt

Theo số liệu thống kê của ngành đường sắt, trên 3.143 km đường sắt chạy qua 34 tỉnh - thành, hiện có 5.784 điểm giao cắt giữa đường sắt với đường bộ. Đây là những nơi có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông.

Hơn 4.000 lối ngang không có cảnh báo

Trong các điểm giao giữa đường sắt với đường bộ, đường ngang được cấp phép có 1.516 điểm (có người gác 651 điểm, có cảnh báo tự động 310 điểm, có biển báo 555 điểm); còn lại 4.268 lối đi dân sinh hai bên đường sắt đi vào thôn, xã không được cảnh báo. Thậm chí, tại nhiều đường ngang có biển báo, người gác, rào chắn vẫn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn do người tham gia giao thông đường bộ không chấp hành hiệu lệnh. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết dù năm 2014, số vụ tai nạn trên tuyến đường sắt quốc gia giảm so với năm 2013 nhưng vẫn xảy ra 388 vụ làm 161 người chết và 256 người bị thương.

Nhiều toa tàu văng khỏi đường sắt sau vụ tai nạn tối 10-3 ở Quảng TrịẢnh: QUANG NHẬT

Nhiều toa tàu văng khỏi đường sắt sau vụ tai nạn tối 10-3 ở Quảng Trị Ảnh: QUANG NHẬT

 

Chiều tối 11-3, ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết nhiều vụ tai nạn đường sắt liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây cho thấy rất đáng báo động về tình trạng này. Chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2015, trên đường sắt đã xảy ra 86 vụ tai nạn, trong đó, 82 vụ do yếu tố khách quan, làm chết 37 người và 48 người bị thương. “Đây là vấn đề nhức nhối và đã báo động từ lâu. Hầu hết các vụ tai nạn đều do người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt và vi phạm quy định an toàn giao thông rồi tông va hoặc lao vào các đoàn tàu đang chạy” - ông Hoạch đúc kết.

Phải xử lý đường ngang trái phép

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông cho rằng an toàn giao thông đường bộ và đường sắt là vấn đề rất phức tạp và có liên quan với nhau. Vì vậy, các địa phương, đơn vị liên quan cần phối hợp chặt chẽ để ngăn chặn, loại trừ nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường sắt. Ông Đông cho rằng đối với các đường ngang dân sinh trái phép hiện hữu, cần phải có giải pháp quản lý, khống chế và kiên quyết không để phát sinh.

Để hạn chế tai nạn giao thông đường sắt, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đề nghị các địa phương không cấp đất dọc đường sắt nằm trong hành lang an toàn giao thông; thu hẹp, đóng các lối đi dân sinh; hạn chế phương tiện giao thông. Bộ trưởng Thăng yêu cầu các sở GTVT, cơ quan quản lý đường bộ địa phương có trách nhiệm rà soát, bổ sung biển báo hiệu đường bộ, vạch dừng, gờ giảm tốc trên phần đường bộ do địa phương quản lý tại các đường ngang; tổ chức cảnh giới hoặc chốt gác tại các lối đi dân sinh tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông; ngành đường sắt tăng cường cắm các biển cảnh báo.

Về giải pháp, ông Đoàn Duy Hoạch cho rằng ngành đường sắt cũng như chính quyền các địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng tai nạn xảy ra nhiều bởi ý thức tham gia giao thông của người dân còn kém.

 

 

Giây phút kinh hoàng

Phú Yên: Tàu trật bánh khi vào ga

Đến 18 giờ ngày 11-3, tuyến đường sắt Bắc - Nam vẫn chưa thể thông do vướng một chiếc trục cẩu cứu hộ bị đổ ập trong lúc cứu hộ vụ tai nạn xảy ra ở km 639+750 thuộc xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Trước đó, khoảng 21 giờ 40 phút ngày 10-3, tàu SE5 kéo theo 14 toa với 583 hành khách lưu thông theo hướng Bắc - Nam, khi đến đoạn đường nói trên thì tông trực diện vào xe tải 75C-03199 kéo theo rơ-moóc 75C-00185 do Nguyễn Gia Hải (ngụ TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) điều khiển băng qua đường ngang. Cú tông quá mạnh khiến chiếc xe tải đứt đôi. Đầu máy SE5 bị đứt lìa với các toa. Tại hiện trường, 3 toa của tàu SE5 gồm 1 toa phục vụ hành khách nằm chắn ngang đường sắt, 2 toa chở khách văng khỏi đường ray.

Vụ tai nạn khiến đầu máy tàu SE5 bị nát bét ở buồng lái, lái tàu Lê Minh Phú tử vong tại chỗ; lái phụ tàu Hồ Ngọc Hải (32 tuổi, ngụ tỉnh Quảng Bình), tài xế xe tải cùng một hành khách bị thương. Trung tá Phan Văn Sinh, Phó Trạm CSGT Hải Lăng (Phòng CSGT Quảng Trị), cho biết thi thể lái tàu bị kẹt cứng trong buồng lái và sau hơn 2 giờ mới đưa được ra ngoài.

Nằm trên giường bệnh, Hồ Ngọc Hải cho biết tại cung đường xảy ra tai nạn, tàu SE5 chạy với tốc độ cho phép là 75 km/giờ. Khi cách đoạn đường ngang qua đường sắt - nơi xảy ra tai nạn chừng 100 m, lái tàu Lê Minh Phú đã kéo còi báo hiệu. “Khi lại gần đoạn đường ngang, tôi và anh Phú thấy chiếc xe tải đang lưu thông cùng chiều trên Quốc lộ 1. Ngay sau đó, xe tải bật tín hiệu rồi băng qua đường sắt. Anh Phú liền kéo còi, nhấn phanh tới tấp nhưng chưa đầy 15 giây thì đầu tàu va vào ô tô tải. Một tiếng động lớn vang lên. Khi tỉnh lại, tôi mới biết mình bị văng ra phía sau ghế ngồi. Cạnh bên là thi thể anh Phú không còn nguyên vẹn” - anh Hải thuật lại.

Đến chiều cùng ngày, trong những nạn nhân bị thương, 1 hành khách đã xuất viện, lái xe tải bị chấn thương đốt sống cổ đã được Bệnh viện Trung ương Huế phẫu thuật, lái phụ Hồ Ngọc Hải vẫn đang được điều trị tại Khoa Ngoại, Bệnh viện GTVT Huế trong tình trạng choáng váng, xây xát nhiều nơi trên cơ thể.

Theo một thanh tra của ngành đường sắt, khi xe tải băng qua đường ngang, tín hiệu cảnh báo ở đây vẫn hoạt động bình thường.

Sau vụ tai nạn xảy ra, ngành đường sắt cùng chính quyền địa phương đã có mặt tại hiện trường để cứu hộ và giải tỏa ách tắc giao thông. Ông Trần Nhật Trung, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố và Cứu nạn đường sắt Việt Nam, cho biết đã điều hơn 400 cán bộ, công nhân viên cùng 2 chiếc tàu cẩu cứu hộ từ Đà Nẵng và Quảng Bình đến hiện trường.

Trong quá trình cứu hộ, chiếc trục cẩu của ngành đường sắt điều đến bị đổ sập khi vừa hoạt động nên đến chiều tối 11-3, hiện trường chưa được giải tỏa. Sau đó, lực lượng chức năng điều thêm 2 xe cẩu lớn của tư nhân cùng lực lượng của Viện Khoa học và Công nghệ giao thông vận tải (Bộ GTVT) đến kéo trục cẩu bị đổ ra khỏi đường sắt, tuy nhiên sau nhiều cố gắng, đến chiều tối 11-3 vẫn bất thành. Đến 21 giờ 30 phút ngày 11-3, tuyến đường sắt qua Quảng Trị được thông suốt.

. Sáng 11-3, sự cố tàu trật bánh xảy ra tại ga Hòa Đa (xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

Lúc đó, đoàn tàu hàng HBN2 chạy từ ga Sóng Thần (tỉnh Bình Dương) đi ga Giáp Bát (Hà Nội) khi vào ga Hòa Đa thì bị trật 2 bánh và một trục ở toa số 3 (tính từ đầu tàu) ra khỏi đường ray. Trước khi sự cố xảy ra, người dân sống gần đó nghe một tiếng động lớn phát ra từ đường ray xe lửa trong ga tàu này.

Ngành đường sắt đã huy động hơn 40 nhân viên và phương tiện cứu hộ từ các ga Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) và Diêu Trì (tỉnh Bình Định) đến hiện trường để khắc phục sự cố. Theo thông tin ban đầu, đoàn tàu bị trật bánh do sự cố chẻ ghi, tức đoạn ray gần điểm đấu nối bị tách ra, xô lệch khỏi vị trí cố định. Sau khi khắc phục, đến trưa cùng ngày, đoàn tàu tiếp tục hành trình.

Quang Nhật - Hồng Ánh

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo