xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dồn sức cứu đê ngăn lũ

Bài và ảnh: QUỐC DŨNG

Chỉ trong một đêm, nước lũ đầu nguồn với sức tàn phá dữ dội đã phá vỡ đồng loạt nhiều tuyến đê bao lúa vụ 3 tại hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp khiến hàng ngàn hecta lúa bị nhấn chìm trong biển nước

Cơn mưa kéo dài từ đầu hôm 27-9 đến khuya đã khiến người dân và chính quyền địa phương vùng đầu nguồn lũ phập phồng lo sợ vỡ đê. Và nỗi lo ngại đó đã thật sự đến khi áp lực dòng nước lũ ngày một lớn hơn trong khi những tuyến đê bao quá mong manh lại phải oằn mình chịu đựng cả tuần qua khiến nhiều tuyến đê đồng loạt vỡ.

Ngập nặng do vỡ đê

Chỉ trong đêm 27 đến rạng sáng 28-9, đã có 4 tuyến đê tại các huyện Chợ Mới, Châu Thành và Châu Phú thuộc tỉnh An Giang bị nước lũ phá vỡ. Mực nước lũ đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên nhanh, cộng thêm mưa lớn kéo dài nên ngay trong đêm 27-9, nhiều tuyến đê bao xung yếu trên địa bàn tỉnh An Giang không còn khả năng chống chọi. Đại tá Lê Mạnh Thường, Phó Chỉ huy trưởng – Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiêm Phó Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão - Tìm kiếm cứu nạn (PCLB-TKCN) tỉnh An Giang, cho biết nước lũ đã nhấn chìm 630 ha lúa vụ 3 tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới; 320 ha ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành; 270 ha ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú. Nghiêm trọng nhất là tại khu vực kênh 7, xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú, một đoạn đê dài khoảng
40 m bị sạt lở khiến nước lũ đổ ào ạt vào đồng ruộng nhấn chìm hơn 1.500 ha của khu vực này.
img
Cứu đê vừa bị vỡ tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

Có mặt tại điểm vỡ đê thuộc xã Ô Long Vĩ, phóng viên Báo Người Lao Động ghi nhận toàn bộ cánh đồng lúa 30 ngày tuổi thuộc Tiểu vùng kênh 7 đã chìm trong biển nước. Ngay điểm sạt lở ban đầu, ngày càng được mở rộng do độ chênh lệch của mực nước bên trong đồng ruộng và ngoài kênh còn khá cao khiến nước trên kênh vẫn băng băng đổ vào đồng ruộng. Căn nhà của ông Phạm Văn Hùng nằm ngay khu vực vỡ đê, đã bị nước lũ đánh sập và cuốn trôi ra tận ngoài đồng.

Theo Ban Chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh An Giang, trước đó, ngày 26-9, tuyến đê kênh Phước Điền thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên bị vỡ một đoạn dài khoảng 6m nhưng đã kịp thời khắc phục. Cùng ngày, tại huyện Thoại Sơn, con đập số 2 ở Tiểu vùng Tân Vọng, xã Vọng Thê cũng bị vỡ. Ban Chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh An Giang xác nhận toàn tỉnh đã có 4.000 ha lúa bị nước lũ nhấn chìm trong những ngày qua.

Hơn 3 giờ sáng 28-9, tuyến đê bao Cả Mũi, xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp cũng bất ngờ bị vỡ. Một đoạn đê dài hơn 30 m bị nước lũ phá khiến cả cánh đồng hơn 520ha lúa đang độ làm đòng nhanh chóng chìm trong biển nước. Nhiều chủ ruộng đã bật khóc và ngã quỵ bên bờ đê - nơi dòng nước lũ cuồn cuộn đổ vô đồng.

Huy động dân cứu đê

Ngay sau khi nhận được tin báo khẩn cấp vỡ đê Cả Mũi, trong ngày hôm qua, UBND huyện Tân Hồng đã huy động cấp tốc hàng ngàn người và nhiều phương tiện ứng cứu nhưng do nền đất mềm - yếu, áp lực nước quá lớn nên việc gia cố bất thành. Hàng trăm người đành bất lực đứng nhìn ruộng đồng, công sức, tiền của đầu tư của mình bị lũ tàn phá.

Hiện người dân trong huyện tiếp tục đóng góp cừ tràm, bạch đàn, vật tư, bao đất và tham gia gia cố hàng loạt tuyến đê xung yếu đang bị nước lũ uy hiếp dữ dội. Tình hình hiện vẫn vô cùng nguy cấp vì do áp lực nước lũ dồn về các tuyến đê bao nên mực nước ở các xã thuộc huyện Tân Hồng đã vượt mức 5,29 m, cao hơn nước lũ trên sông Tiền tại Tân Châu gần 50 cm. “Địa phương đang tập trung nhân lực và cơ giới để bảo vệ 5 tuyến đê xung yếu khác. Song trước áp lực nước lũ vô cùng dữ dội trong khi những tuyến đê lại quá mong manh, hơn 8.000 ha lúa thu đông còn lại có khả năng bị mất trắng bất cứ lúc nào” – một cán bộ huyện Tân Hồng lo lắng.
img
Người dân và các lực lượng cứu hộ ra sức cứu một đoạn đê ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang bị vỡ nặng trong ngày 28-9. Ảnh: QUỐC DŨNG

Hiện huyện Châu Phú đang huy động sức dân, dốc toàn lực để khẩn cấp  gia cố, tôn đê bao cao hơn mực nước hiện tại 40 cm. Nếu các đê bao đắp cao thêm ở mức này có thể giảm được nguy cơ vỡ đê trong con nước lũ đêm 28, 29-9 và những ngày tới. Ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh An Giang, cho biết địa phương đang dồn sức cứu đê, bơm rút nước lũ trên đồng đang bị ngập để cứu lúa.

Theo tính toán, những diện tích lúa bị ngập chìm trong lũ có thể “chịu đựng” đến 5 ngày để chờ bơm nước ra cứu lúa. Một cán bộ ngành nông nghiệp nhận định, nếu bơm được nước ra cũng chỉ cứu được 50% diện tích. “Diện tích lúa vụ 3 trong tỉnh đang bị lũ đe dọa lên đến hơn 11.000 ha” – ông Năng nói.

Hơn 12.000 người cứu đê

Từ đầu đợt lũ đến nay, tỉnh An Giang đã huy động các lực lượng với hơn 11.000 người tham gia gia cố 350 km đê, bờ bao. Tỉnh Đồng Tháp huy động 990 cán bộ, chiến sĩ bộ đội, công an hỗ trợ các huyện, thị xã gia cố đê bao chống lũ.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương dự báo trong một vài ngày tới, lũ đầu nguồn sông Cửu Long vẫn tiếp tục lên nhanh. Mực nước lũ ngày 2-10, tại Tân Châu sẽ đạt mức 4,9 m, vượt báo động III 40 cm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo