xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Động vật quý hiếm bị tận diệt

VŨ THỦY

Trong những năm gần đây, Việt Nam nổi lên là điểm tập kết, trung chuyển và tiêu thụ động vật hoang dã trái phép của châu Á. Thực trạng trên đã làm cho sự đa dạng sinh học bị đe dọa, một số loài động vật quý hiếm đang đối diện với nguy cơ bị tuyệt chủng

Hơn 147 loài động vật hoang dã ở trên cạn, 40 loại côn trùng, 90 loại bướm và hàng trăm loại thực vật khác đang bị khai thác và buôn bán ở Việt Nam.
Đặc biệt, có ít nhất 37 loại động vật hoang dã đang trên đà bị tận diệt. Đây là thông tin đưa ra tại hội thảo “Thúc đẩy truyền thông góp phần đẩy lùi nạn buôn bán động vật hoang dã” được Tổ chức Bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế phối hợp với Trung tâm Con người và Thiên nhiên và Vườn Quốc gia Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) tổ chức vào ngày 28-8 tại Vườn Quốc gia Vũ Quang.

Điểm nóng buôn bán động vật hoang dã

Bà Hà Cẩm Tân, Giám đốc Chương trình Hiệp hội Bảo vệ Động vật Thế giới (WSPA), khuyến cáo: “Các vụ buôn bán, giết hại động vật hoang dã ngày càng gia tăng và có diễn biến phức tạp. Để hạn chế tình trạng trên, cần tăng cường tính thực thi của pháp luật, tăng nặng các hình thức xử lý. Ngoài ra, cần tăng cường việc tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân, bảo vệ các loài động vật hoang dã chính là bảo vệ môi trường sống của con người”.

img
Do nạn săn bắt trái phép nên loài sao la tại Vườn Quốc gia Vũ Quang đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng.
TS Ông Vinh An, Trưởng Bộ môn Động vật Khoa Sinh học Đại học Vinh, lo lắng: Việt Nam trước đây có hệ thống động thực vật phong phú, có nhiều loài đặc biệt quý hiếm nhưng do nạn săn bắn tràn lan nên nhiều loài đang đối diện với nguy cơ bị tuyệt chủng.
Hiện tại ở Việt Nam có 74 loại thú, 26 loại chim bị suy giảm mạnh về số lượng do thói quen săn bắt động vật để làm thức ăn, làm cảnh và thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, do thu lợi lớn từ việc buôn bán động vật nên nhiều người dân săn bắt theo kiểu tận diệt, tận thu để bán cho các nhà hàng hoặc bán sang Trung Quốc.

Theo đánh giá mới đây của Tổ chức Theo dõi Tình trạng buôn bán động vật hoang dã quốc tế (TRAFFC), Quỹ Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWE) thì Việt Nam được liệt vào danh sách một trong những quốc gia có số lượng tội phạm buôn bán động vật hoang dã lớn nhất; là quốc gia tiêu thụ sừng tê giác nhiều nhất thế giới, điểm nóng về buôn bán và sử dụng mật gấu, buôn bán ngà voi. Việt Nam cũng là  quốc gia nhận thẻ đỏ trong việc bảo tồn tê giác, hổ.

Ông Trần Lê Sơn, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Vũ Quang, cho biết: Năm 1992, lần đầu tiên tìm thấy loài sao la, được xếp vào bậc “cực kỳ nguy cấp” trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Năm 1993 và 1994, người dân đi săn có bắt được 2 con sao la và từ đó đến nay, nơi đây chưa phát hiện cá thể sao la nào nữa. Do không có kinh phí nên từ trước đến nay vườn chưa có công trình nào nghiên cứu về đời sống của loại quý hiếm này.

Xử lý: Nhiều lỗ hổng

Thời gian gần đây dư luận rất bất bình trước hình ảnh Nguyễn Văn Quang hành hạ và giết hại 2 con voọc chà vá chân xám sau đó tung ảnh lên mạng. Vụ việc trên chưa lắng xuống thì ngày 25-8 vụ 2 con voi ở Vườn Quốc gia Yok Đôn bị giết chết để lấy ngà.

Ông Nguyễn Đình Kỳ, Phòng Pháp chế Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh, nhìn nhận: Những quy định về chế tài, xử lý tội phạm về buôn bán động vật hoang dã vẫn chưa đủ sức răn đe. Buôn bán động vật hoang dã nhóm 1b thì có thể bị xử lý hình sự, còn buôn bán động vật hoang dã nhóm 2b trở xuống chỉ bị phạt hành chính, mức phạt tối đa 500 triệu đồng. Nhiều đối tượng chấp nhận nộp phạt để tiếp tục buôn bán động vật trái phép.

img

Hình ảnh hành hạ voọc bị dư luận phản ứng dữ dội. Ảnh: TƯ LIỆU

Đồng tình với quan điểm trên, ông Trần Việt Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, cho biết: Chính sách pháp luật còn nhiều khoảng trống, công tác quản lý và thực thi pháp luật còn bộc lộ nhiều hạn chế, đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng săn bắt, buôn bán, giết hại động vật hoang dã tăng nhanh trong thời gian gần đây.
Thời gian tới, nếu chúng ta không có sự thay đổi chính sách pháp luật, không tăng cường trong công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ tác hại của việc săn bắt, buôn bán và giết hại động vật hoang dã thì sự đa dạng về mặt sinh học của Việt Nam sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
 
Thêm một con voọc chà vá bị giết hại
Ngày 29-8, trong lúc tuần tra, lực lượng kiểm lâm và Công an huyện Sa Thầy - Kon Tum phát hiện một người khả nghi. Thấy lực lượng chức năng, người này vứt một bao tải xuống đường rồi bỏ chạy. Trong bao tải có một con voọc chà vá má trắng (nặng khoảng 7 kg) đã bị giết chết. Cùng ngày, công nhân Công ty Cao su Đắk Lắk đã bắt được một con voọc chà vá má trắng con lạc mẹ và đã bàn giao cho kiểm lâm để thả về rừng.
G.Thu
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo