xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đưa “chính quyền đô thị” vào Hiến pháp

QUÝ HIỀN - THẾ KHA

Hiến pháp sửa đổi cần bảo đảm quyền công dân và quyền con người, quyền lợi của những người dân mất đất và bổ sung điều khoản về “chính quyền đô thị” cho phù hợp với thực tế phát triển của đất nước

Chương chính quyền địa phương là một chương rất quan trọng do liên quan đến bộ máy Nhà nước ở địa phương. Việt Nam hiện nay cứ dàn hàng ngang mà tiến, các địa phương đều “mặc chung một cái áo” thì rất khó phát triển. Do đó, phải tùy thuộc vào từng đô thị để có mô hình hành chính cho phù hợp.

Cần ra chế định về chính quyền đô thị

Đó là ý kiến của bà Lê Thị Bình Minh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM, tại buổi góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do HĐND TPHCM tổ chức ngày 28-2. Từ thực tế ở TPHCM, bà Minh đề nghị trong Hiến pháp nên quy định những tỉnh, TP trực thuộc Trung ương nếu đủ điều kiện thì có thể xây dựng mô hình, quản lý bộ máy phù hợp theo luật định. “Một khi đất nước không có những chính quyền thực sự lớn mạnh thì sẽ bó hẹp sự phát triển, không thể làm động lực thúc đẩy đất nước đi lên” - bà Minh phân tích.
img
Nhiều bức xúc, tiêu cực đền bù đất đai bắt nguồn từ quản lý yếu kém.
Trong ảnh: Khu vực thu hồi đất của dự án khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (Hưng Yên). Ảnh: THẾ DŨNG
 
Đồng quan điểm với bà Minh, ông Trần Văn Bảy, Trưởng Phòng Bổ trợ Tư pháp Sở Tư pháp TPHCM, cho rằng đạo luật về chính quyền đô thị rất cần thiết để làm rõ việc phân chia đơn vị hành chính và lãnh thổ. Đây cũng là cơ sở quan trọng, mở đường thực hiện mô hình chính quyền đô thị. Ngoài ra, ông Bảy đề xuất Hiến pháp nên có một chương quy định quyền của Chủ tịch nước để Chủ tịch nước có cơ sở thực hiện quyền của mình.

Ông Ngô Tuấn Nghĩa, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh TP, góp ý điều 71: “Quân đội Nhân dân Việt Nam cách mạng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại…” nên bỏ chữ “từng bước” vì đất nước nào cũng muốn mình vững mạnh chứ không thể vững mạnh… từ từ.

Làm rõ quyền công dân, quyền con người

Cùng ngày, tại buổi tọa đàm trực tuyến góp ý sửa đổi Hiến pháp do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ở Hà Nội, ông Hoàng Thế Liên, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, cho biết: Dự thảo Hiến pháp đã đưa ra một chương mới quy định về quyền con người và quyền cơ bản của công dân. “So với Hiến pháp hiện hành, chúng ta đã tách quyền con người với quyền công dân. Thực chất, quyền công dân cũng là quyền con người nhưng phải chia ra: Cái gì mọi người được hưởng, cái gì chỉ công dân Việt Nam được hưởng. Khi nói đến quyền tức chúng ta thừa nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện. Đối với phần lớn quyền con người phải ghi nhận và bảo vệ, còn quyền công dân thì thêm yếu tố bảo đảm thực hiện” - ông Liên nói.

Liên quan đến quy định “thu hồi đất”, theo ông Dương Đăng Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật kinh tế - Bộ Tư pháp, tư nhân hóa đất đai trong giai đoạn hiện nay là quá sớm. Ông Hoàng Thế Liên cho rằng: Đất đai là vấn đề phức tạp. Qua tổng kết, có thể khẳng định những yếu tố chưa hiệu quả, gây bức xúc, tiêu cực trong vấn đề đất đai bắt nguồn không phải từ chế định mà do chúng ta thể chế hóa pháp luật về chế định đất đai là sở hữu toàn dân là chưa đầy đủ; thứ hai là những bức xúc, tiêu cực, không hiệu quả trong quản lý, đền bù đất đai có nguyên nhân từ quản lý yếu kém. Như vậy, cần tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, còn những hạn chế nêu trên sẽ phải khắc phục. Hiến pháp sửa đổi sẽ khẳng định quyền sử dụng đất là quyền tài sản, là bước tiến mới trong tư duy, bảo đảm quyền lợi của người dân và quyền này được pháp luật bảo vệ đầy đủ.

Ba vấn ðề TPHCM quan tâm

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TPHCM, Trưởng Ban Chỉ đạo góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của TPHCM, cho biết qua tổng hợp ý kiến góp ý, nổi lên 3 vấn đề được các đơn vị, cá nhân tại TPHCM quan tâm. Thứ nhất là chương quyền con người, quyền công dân vì đây là điểm mới, thể hiện tính tiến bộ của Hiến pháp. Thứ hai là chương chính quyền địa phương và nhiều ý kiến đề nghị Hiến pháp cần đưa chế định chính quyền đô thị vào nội dung Hiến pháp. Ý kiến này là hợp lý vì qua thực tiễn của TPHCM, việc đòi hỏi phải có một bộ máy chính quyền xứng tầm là phù hợp. Thứ ba là Hội đồng Hiến pháp, đây là cơ quan bảo vệ Hiến pháp nên làm sao để cơ quan này hoạt động thực chất, không sa vào hình thức.
Q.Hiền

Xem xét quyền của người đồng tính

Bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hành chính - Bộ Tư pháp, cho rằng quyền kết hôn trong xã hội hiện nay đã thay đổi, nhiều người thấy rằng sống độc thân nhưng vẫn tốt. Dự thảo Hiến pháp chỉ nói nam và nữ có quyền kết hôn; vậy thì những người đồng tính, chuyển đổi giới tính đang ngày càng được xã hội thừa nhận sẽ nhìn nhận như thế nào cho phù hợp?
T.Kha
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo