xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dung túng sự sai trái

Phạm Hồ

Chiếm đoạt hơn 6 tỉ đồng từ ngân sách nhưng không bị đề nghị xử lý hình sự. Thông tin này được đăng tải trên các phương tiện truyền thông vào sáng 23-11 làm nhiều người khó hiểu.

Cụ thể: ông Đỗ Hồng Hải, Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Nam Khánh Hòa, thực hiện 24 công trình nạo vét thủy lợi với số tiền chỉ hơn 741 triệu đồng nhưng khai khống và cùng các đồng phạm chiếm đoạt đến 6,3 tỉ đồng. Vụ việc bị phát hiện, ông Hải bị cho thôi việc, còn các cán bộ liên quan chỉ bị cảnh cáo, khiển trách. Trong cuộc họp mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa đã không đề nghị xử lý hình sự. Tức là tất cả những cán bộ trên sẽ hạ cánh an toàn dù hành vi của mình vi phạm pháp luật rành rành.

Một vụ việc khác diễn ra chưa lâu: Phó chánh văn phòng của Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang chiếm đoạt ngân sách hơn 400 triệu đồng nhưng lại “được” giám đốc sở này ký văn bản không đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự. Lý do biện minh cho đề nghị trên là tính bình quân mỗi năm chiếm đoạt hơn 70 triệu đồng là… không nhiều (!?).

Hàng loạt câu chuyện tương tự đã làm người dân nghi ngại vào cách xử lý của cơ quan chức năng trong việc thực thi pháp luật đối với cán bộ vi phạm. Tất cả cơ quan chức năng, những người có trách nhiệm liên quan đến các vụ việc trên đều có lý do để khẳng định quan điểm của mình. Nó sẽ làm họ yên lòng trước dư luận nhưng rõ ràng trong mắt người dân, đây chỉ là sự biện hộ ngây ngô cho một câu chuyện đáng buồn và thất vọng hơn: Dung túng cho sai trái. Pháp luật bình đẳng với mọi công dân, vậy tại sao cán bộ chiếm đoạt số tiền lớn như thế thì thoát tội?

Hậu quả của những hành vi trên nào phải là nhỏ. Chiếm đoạt hơn 6 tỉ đồng sẽ dẫn tới bao nhiêu kênh mương thủy lợi không được khơi thông, mùa màng của cả vạn người dân bị ảnh hưởng và cái đói, sự thiếu thốn luôn đe dọa một bộ phận dân cư. Chiếm đoạt hơn 400 triệu đồng từ ngân sách cũng có nghĩa cướp đoạt đi bao mồ hôi nước mắt của những người nghèo khó còng lưng lao động vất vả mỗi ngày để đóng thuế.

Dung túng hành vi phạm pháp chính là bất chấp và vô cảm trước nỗi khổ của bao người. Điều này còn gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn là người dân sẽ dần mất lòng tin vào sự công minh của pháp luật. Bản chất của pháp luật không phải là trừng trị mà là giáo dục. Nghiêm trị một hành vi phạm pháp sẽ là bài học cho chính người trong cuộc và lời cảnh báo đối với toàn xã hội. Nếu làm ngược lại thì những kẻ tham ô tiếp tục lợi dụng kẽ hở của pháp luật và nêu gương xấu cho nhiều người khác.

Pháp luật nghiêm minh chính là giềng mối để xây dựng một quốc gia vững mạnh, xác lập sự bình đẳng của tất cả mọi người. Không có được sự bình đẳng, nghiêm minh thì pháp luật dễ trở thành công cụ trong tay của riêng những người có quyền hành.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo