xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đường gập ghềnh, hiểm nguy rình rập

SỸ ĐÔNG - GIA MINH

Đơn vị thi công tái lập mặt đường ẩu khiến chỗ đào đường lồi lõm, gập ghềnh gây khó khăn cho người đi xe máy, nguy cơ xảy ra tai nạn

Theo quy định, sau khi đào đường để đặt các công trình ngầm, đơn vị thi công phải tái lập mặt bằng như hiện trạng ban đầu. Tuy nhiên, ghi nhận tại nhiều công trình trên địa bàn TP HCM, sau tái lập, mặt đường nham nhở, gập ghềnh gây nguy hiểm cho người đi đường.

Rãnh sâu, hố ga trồi lên

Công trình nâng cấp hẻm 194 Bạch Đằng, phường 24, quận Bình Thạnh thi công vào cuối tháng 7-2014 từ đường Bạch Đằng đến đường Bùi Đình Túy. Để đặt ống thoát nước, đơn vị thi công đào rãnh rộng khoảng 1 m giữa đường. Sau khi đặt ống thoát nước, tái lập mặt bằng, mặt đường bị lõm sâu khoảng 10 cm khiến nhiều người đi xe máy té ngã. Cạnh đó, các nắp hố ga cao hơn mặt đường hiện hữu khoảng 10 cm cũng trở thành những cái bẫy đối với người đi đường. “Buổi tối, nếu không cẩn thận, người đi xe máy dễ bị ngã khi qua các hố ga cao hơn mặt đường” - bà Nguyễn Thị Ba, ngụ trong hẻm 194 Bạch Đằng, cho biết.

Nắp hố ga cao hơn 10 cm ở hẻm 194 Bạch Đằng, phường 24, quận Bình Thạnh, TP HCM Ảnh: SỸ ĐÔNG
Nắp hố ga cao hơn 10 cm ở hẻm 194 Bạch Đằng, phường 24, quận Bình Thạnh, TP HCM Ảnh: SỸ ĐÔNG

Ông Phạm Đình Nghị, chỉ huy trưởng công trình nâng cấp hẻm 194 Bạch Đằng, cho biết sau khi lắp đặt cống thoát nước, đơn vị thi công rải đá cấp phối trên toàn tuyến. Tuy nhiên, do nhiều ngày qua, trời mưa nên còn đoạn khoảng 50 m chưa thể rải đá cấp phối. “Chúng tôi sẽ trải thảm nhựa xong trên toàn tuyến vào cuối tháng 9-2015 để người dân lưu thông an toàn” - ông Nghị hứa.

Trên đường Đỗ Xuân Hợp (qua 3 phường Phước Long A, Phước Long B và Phước Bình, quận 9), sau khi lắp hệ thống thoát nước, đơn vị thi công tái lập mặt đường không bảo đảm. Các hố ga thoát nước có khe hở gần 10 cm. Người đi xe máy dễ lạc tay lái khi bánh xe lọt xuống các khe này. Gần đây, đơn vị thi công lại dựng lô cốt chiếm một nửa đường Đỗ Xuân Hợp, gần giao lộ với đường Nam Hòa, gây ùn ứ giao thông.

Dự án xây dựng hệ thống thoát nước đường Đỗ Xuân Hợp thi công từ tháng 10-2014 do liên danh Công ty CP Đầu tư Xây dựng Dầu khí IDICO và Công ty TNHH Xây dựng VIC thực hiện. Ông Lê Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 2, cho biết dự án này đã bàn giao cho đơn vị thi công. Trong đợt giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP HCM vào tháng 7-2015, liên danh nhà thầu cho biết công trình đã hoàn thành hơn 50% công việc. Tại cuộc giám sát này, phía nhà thầu cho rằng dự án chỉ được cấp phép đào đường từng đoạn 600 m, thi công xong mới được cấp phép tiếp nên ảnh hưởng đến tiến độ. Do đó, phía nhà thầu kiến nghị Sở Giao thông Vận tải TP HCM cho phép đào đường 1 lần để đẩy nhanh tiến độ dự án. Đồng thời, nhà thầu hứa đến cuối năm 2015, sẽ hoàn tất dự án để trả lại mặt bằng. Bên cạnh đó, một số đơn vị thi công dự án này cũng cho biết do đường Đỗ Xuân Hợp khá hẹp nên việc dựng rào chắn đã ảnh hưởng đến việc lưu thông.

Mặt đường ngổn ngang

Mặt đường Trần Não, phường Bình An, quận 2 hiện vẫn còn nhiều ổ gà giữa đường do đơn vị thi công để lại. Tại giao lộ Trần Não - đường số 21, một hố trũng sâu khoảng 20 cm trở thành cái bẫy chực chờ gây tai nạn. Theo quan sát của phóng viên, rơi vào hố này, người đi xe máy lập tức mất lái, loạng choạng, dễ xảy ra tai nạn. Cách đó không xa còn có 2 hố ga cao hơn mặt đường hiện hữu khoảng 20 cm. Để hạn chế tai nạn, đơn vị thi công phải lập hàng rào quanh những hố ga “vô duyên” này. Trong khi đó, trên dải phân cách của tuyến đường, hàng chục cống thoát nước bằng bê-tông đặt chơ vơ, không được che chắn cẩn thận.

Một số tuyến như Quốc lộ 13 (quận Thủ Đức), đường Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận), sau khi tái lập mặt đường, nơi đặt các công trình ngầm thường bị lõm xuống, thấp hơn mặt đường 3-5 cm. Khi lưu thông qua những vị trí này, xe máy dễ bị mất thăng bằng, va chạm với những phương tiện đi cạnh bên. “Trên đường Phan Đình Phùng, phụ nữ yếu tay lái thường bị té khi bánh xe sụp xuống những nơi lõm” - ông Trần Quang Việt, ngụ phường 17, quận Phú Nhuận, nói. Để bù lún, đơn vị thi công trên Quốc lộ 13 trải thêm lớp bê- tông nhựa nhưng cũng không khá hơn. Trên đường Phan Đình Phùng, sau khi đơn vị thi công trải bê-tông nhựa, nhiều chỗ bị bong tróc, lởm chởm đá dăm khiến mặt đường lồi lõm.

Sẽ kiểm tra và xử lý

Một cán bộ Đội Thanh tra giao thông số 5 (Thanh tra Sở Giao thông Vận tải TP HCM) cho biết sau khi tiếp nhận các thông tin phản ánh từ Báo Người Lao Động về các công trình tái lập không bảo đảm an toàn, sẽ tiến hành kiểm tra và xử lý theo quy định.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo