xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Èo uột du lịch miền Trung

QUANG NHẬT - BÍCH VÂN - TRẦN THƯỜNG

Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế có nhiều di sản văn hóa và thắng cảnh thiên nhiên đa dạng nhưng du khách bắt đầu chán nản bởi đến chùa thì nhộn nhạo như cái chợ mà du lịch đêm thì không biết làm gì

Theo nghiên cứu mới đây của chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh châu Âu tài trợ, ngành du lịch 3 địa phương này xác định di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An (Quảng Nam); Khu Du lịch Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm (Đà Nẵng); Đại nội Huế, các lăng tẩm triều Nguyễn ven sông Hương (Thừa Thiên - Huế) là các sản phẩm du lịch chính.

Chốn tâm linh hết bình yên

Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn nằm trong làng đá mỹ nghệ Non Nước thuộc quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng. Du khách đến đây có thể khám phá các ngọn núi thông qua mạng lưới các hang động và đường hầm, thư thái ở không gian chùa chiền hoặc ngắm cảnh toàn thành phố. Những năm qua, do tác động khai thác đá của con người, nhiều ngọn núi nằm quanh danh thắng này bị khai thác vô tội vạ. Đường dẫn vào khu du lịch bụi bay mù mịt cộng với tiếng ồn đinh tai nhức óc từ các cơ sở khai thác đá.

 

Di tích Đại nội Huế thiếu nơi để du khách nghỉ chân, đặc biệt vào lúc cao điểm Ảnh: QUANG NHẬT
Di tích Đại nội Huế thiếu nơi để du khách nghỉ chân, đặc biệt vào lúc cao điểm Ảnh: QUANG NHẬT

 

Vừa vào danh thắng, khách du lịch lập tức bị nhiều hàng quán lôi kéo xem hàng mỹ nghệ, thậm chí có nơi bán hàng giả, quảng cáo quá đà. “Khu du lịch tâm linh lẽ ra là chốn yên tĩnh nhưng lúc nào vào tôi cũng thấy căng thẳng vì tấp nập người buôn bán” - du khách Nguyễn Thị Tuyết Nhung (Hà Nội) than phiền.

Một du khách khác muốn tìm mua 1 chiếc nhẫn đá nhỏ. Lập tức, người bán hàng rong chào mời chiếc nhẫn được làm từ đá thạch bích, sáng lóng lánh, giá 200.000 đồng. Nữ du khách trả giá và hí hửng mua được với giá 100.000 đồng nhưng giá món hàng thực tế chỉ từ 10.000-20.000 đồng.

Chị Nguyễn Mỹ Trang, hướng dẫn viên du lịch, cho biết nhiều khách không khỏi thất vọng khi đến tham quan danh thắng này. “So với quảng bá thì khu du lịch này không hấp dẫn. Du khách nước ngoài cũng tỏ ý chưa hài lòng bởi ngoài thiếu thốn dịch vụ hỗ trợ, các sản phẩm du lịch còn rất nhàm chán, lặp đi lặp lại” - chị Trang nói.

Tương tự, phố cổ Hội An (Quảng Nam) - di sản văn hóa của thế giới - cũng đang đối mặt với tình trạng sạt lở bờ biển Cửa Đại, ô nhiễm nghiêm trọng tại Chùa Cầu, các nhà cổ nguy cơ đổ sập do quá lâu năm. Nhiều nhà cổ dần biến thành các quán bar, nhà hàng, cửa hàng lưu niệm. Ngoài ra, hiện nay, tình trạng cò mồi, đeo bám du khách... đã làm giảm vẻ đẹp yên bình, trầm mặc của khu phố cổ, ảnh hưởng đến việc tham quan của khách.

Buổi tối biết chơi gì ở Huế?

Sở hữu quần thể di tích cố đô được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của thế giới, tỉnh Thừa Thiên - Huế là điểm đến không thể thiếu của du khách mỗi lần tới miền Trung. Chính quyền địa phương cũng như các công ty du lịch đều xác định các di sản kiến trúc do triều Nguyễn để lại là sản phẩm du lịch chính. Nhưng tham quan di sản này rồi thì buổi tối du khách chẳng biết làm gì.

 

Ngoài việc tham quan di sản Hội An, du khách còn kết hợp du lịch cộng đồngẢnh: Trần Thường
Ngoài việc tham quan di sản Hội An, du khách còn kết hợp du lịch cộng đồngẢnh: Trần Thường

 

“Nhiều du khách thường hỏi tôi rằng vào buổi tối đến Huế sẽ tham quan ở đâu, chơi gì? Tôi cũng chẳng biết trả lời sao” - hướng dẫn viên du lịch Nguyễn Văn Thơm kể. Khi các công ty hướng dẫn khách chọn tour du thuyền sông Hương và nghe ca Huế, không ít du khách cảm thấy thất vọng bởi chất lượng ca Huế, thuyền rồng và cách phục vụ của các nhân viên trên thuyền chưa cao.

Ông Trần Quang Hào, Giám đốc Công ty Du lịch Huetourist, khẳng định Huế đang thiếu các sản phẩm bổ trợ để giữ chân du khách lưu trú lâu hơn, đặc biệt là các sản phẩm về đêm. Hiện trong 3 địa phương trọng điểm du lịch miền Trung, Thừa Thiên - Huế là địa phương khách lưu trú ít nhất, trung bình 2,02 đêm/khách.

Mỗi năm, vào các mùa lễ hội như Festival Huế hay những lúc cao điểm, tỉnh Thừa Thiên - Huế thường tổ chức nhiều chương trình như Đêm phương Đông, trình diễn áo dài, dạ tiệc cung đình... thu hút khá đông du khách vào buổi tối. Còn những ngày thường lại không tổ chức.

“Tôi cũng đã kiến nghị nhiều với đơn vị quản lý di tích, cơ quan làm du lịch nhưng vẫn chẳng thấy đâu. Đó là một sản phẩm tốt, phù hợp với điều kiện để phát triển du lịch, chúng ta không tổ chức được trong kinh thành thì những địa điểm lân cận cũng được, sẽ thu hút khách” - ông Hào nhấn mạnh.

 

Hòn ngọc sinh thái  chờ giũa

Thừa Thiên - Huế dù sở hữu diện tích phá Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á nhưng việc khai thác du lịch sinh thái còn manh mún, thiếu điểm tiếp đón, nhà vệ sinh, bến thuyền du lịch... Một số hãng lữ hành, công ty du lịch đã mở một số tour như ngắm hoàng hôn trên phá Tam Giang kết hợp thưởng thức ẩm thực tại khu vực đầm Sam, đầm Chuồn (xã Phú An, huyện Phú Vang) nhưng chủ yếu do công ty phối hợp với người dân làm.

“Cách đây nửa năm, tôi liên hệ chính quyền địa phương để xin đất đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ du lịch. Tôi chỉ cần chính quyền chỉ cho mình một khu đất không vướng các quy hoạch khác, không phải đất của dân mà đến nay chưa nhận được câu trả lời cuối cùng” - ông Hào cho biết.

Hai năm trước, làng du lịch cộng đồng Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) chính thức mở cửa, cung cấp các dịch vụ khá đa dạng như: lưu trú homestay, ẩm thực, hướng dẫn viên, du thuyền trên hồ Thạch Bàn, cho thuê xe đạp, văn nghệ... Cùng với đó, việc kết nối với doanh nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tập huấn về kỹ năng làm du lịch cho người dân cũng được triển khai đồng bộ. Vậy mà giờ đây, làng du lịch này hoạt động cầm chừng, ít người biết đến. Doanh thu mỗi năm chỉ khoảng... 50 triệu đồng.

Theo ông Võ Xoa, Trưởng Ban Quản lý làng du lịch cộng đồng Mỹ Sơn, cộng đồng cư dân khu vực xung quanh văn hóa thế giới Mỹ Sơn vẫn chưa hưởng lợi nhiều dù mỗi năm di sản này đón 200.000 du khách. Nguyên nhân chính do sự thờ ơ từ các cấp, ngành, chính quyền địa phương đối với hoạt động du lịch của làng khi dự án kết thúc.

 

Kỳ tới: “Bắt tay” làm mới sản phẩm

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo