xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gấp rút xác định ranh giới Đắk Lắk - Khánh Hòa

Bài và ảnh: CAO NGUYÊN

Đắk Lắk và Khánh Hòa đã nhiều lần tổ chức hiệp thương phân định địa giới hành chính nhưng vẫn chưa có hồi kết

Tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, ngày 22-2, đoàn công tác của Bộ Nội vụ đã tổ chức hội nghị ghi nhận ý kiến của 2 tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa liên quan đến 9.300 ha nằm giữa xã Ea Trang (huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk) và xã Ninh Tây (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) để phân định địa giới hành chính.

Ai cũng có lý

Tại hội nghị, ông Võ Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, cho biết năm 1977, sau khi thành lập huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk đã thành lập Lâm trường M’Đrắk để quản lý tài nguyên rừng, đất đai bao gồm 9.300 ha đất này. Từ năm 1996 đến 2015, hằng năm tỉnh Đắk Lắk được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất bao gồm khu vực này. Thực trạng khu vực đất chồng lấn hiện do 4 đơn vị của tỉnh Đắk Lắk quản lý gồm: Ban Quản lý dự án rừng phòng hộ núi Vọng Phu, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp M’Đrắk, Công ty TNHH Tam Phát và UBND xã Ea Trang. Trong 9.300 ha chủ yếu là rừng tự nhiên, rừng trồng và một phần nhỏ người dân canh tác. Khu vực này hiện chưa hình thành khu dân cư, ngoài cán bộ, công nhân của các đơn vị được giao rừng, có hơn 20 hộ gia đình buôn M’gơm và buôn Ea Thị (xã Ea Trang) canh tác ổn định từ trước tới nay. Nhìn chung, tại khu vực này, các đơn vị của tỉnh Đắk Lắk được giao quản lý sử dụng và nhân dân canh tác không có sự tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến quản lý, sử dụng đất.

Đoàn công tác làm việc với 2 tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa để tìm phương án phân định ranh giới
Đoàn công tác làm việc với 2 tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa để tìm phương án phân định ranh giới

Trong khi đó, ông Ngô Truyện, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa, lại cho rằng năm 1976, song song việc sáp nhập tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Phú Yên thành tỉnh Phú Khánh, tỉnh Phú Khánh đã chuyển giao huyện Khánh Dương cho tỉnh Đắk Lắk quản lý mà nay là huyện M’Đrắk. Sau khi cắt huyện Khánh Dương cho tỉnh Đắk Lắk thì địa giới hành chính giữa 2 tỉnh phải là địa giới giữa huyện Khánh Dương và huyện Ninh Hòa ngày xưa. Năm 1995, 2 tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk đã hiệp thương nhưng 2 bên không thống nhất. Năm 1996, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã có công văn cho biết các bản đồ đã phân rõ địa giới hành chính giữa 2 tỉnh. Đường địa giới hành chính chạy qua các đỉnh núi cao, phân chia 2 dòng phân lưu rõ ràng, một bên chảy về Khánh Hòa, một bên chảy về Đắk Lắk. Khu vực này trước đây có nhiều hộ dân định cư. Năm 1978, theo chủ trương chung, tỉnh Khánh Hòa đã chuyển người dân xuống phía dưới thành lập 2 buôn. Từ năm 2004, có 1 nhà máy thủy điện được xây dựng, cung cấp nước sinh hoạt và phục vụ nông nghiệp cho thị xã Ninh Hòa. Khu vực chồng lấn được giao cho Lâm trường Ninh Hòa nhưng năm 2006, lâm trường tiến hành một số biện pháp để trồng rừng thì phát hiện Lâm trường M’Đrắk cũng đang thực hiện nên tạm dừng.

Qua tìm hiểu, từ năm 1995, Đắk Lắk và Khánh Hòa đã tiến hành hiệp thương và nhiều lần làm việc với nhau nhưng vì mỗi tỉnh đưa ra những lý lẽ như trên nên không thống nhất được.

Đừng đặt nặng đất của ai

Tại hội nghị, ông Y Biêr Niê - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk - cho rằng vụ việc đã kéo dài quá lâu. Mỗi tỉnh đưa ra một quan điểm, không nghe nhau nói, không chịu ngồi xuống làm việc để trung ương phải thành lập đoàn công tác độc lập. “Quan điểm của tôi là đề nghị đoàn công tác nghiên cứu, đưa ra phương án phân định ranh giới, tránh làm xáo trộn đời sống của người dân trong vùng” - ông Y Biêr Niê nói.

Theo đó, Đắk Lắk đưa ra phương án chia cho tỉnh Khánh Hòa hơn 4.670 ha, tỉnh Đắk Lắk hơn 4.620 ha. Ưu điểm của phương án này là không làm xáo trộn sản xuất của người dân và lợi ích 2 bên; không ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và các hoạt động kinh tế của tổ chức, cá nhân. Đặc biệt là đời sống và vấn đề tâm linh của đồng bào được ổn định. Tuy nhiên, phương án này sẽ làm phần diện tích của các cơ quan, đơn vị tỉnh Đắk Lắk chuyển về Khánh Hòa quản lý, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội huyện M’Đrắk.

Trong khi đó, tỉnh Khánh Hòa lại đưa ra phương án chia cho tỉnh Đắk Lắk quản lý 131,8 ha diện tích đất tự nhiên, cắt giữa đỉnh núi Vọng Phu.

Với phương án tỉnh Khánh Hòa đưa ra, tỉnh Đắk Lắk cho rằng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của đồng bào các dân tộc xã Ea Trang và các đơn vị đang trực tiếp sản xuất - kinh doanh trên địa bàn, ảnh hưởng đời sống tâm linh của người đồng bào dân tộc thiểu số. Quan trọng nhất là sẽ không có đường giao thông để xuống Ninh Hòa, muốn đến khu vực này phải đi vòng qua xã Ea Trang, gây khó khăn, phức tạp trong quản lý địa giới hành chính và dân cư.

Trước các tranh cãi chưa có hồi kết của 2 địa phương, phát biểu kết thúc hội nghị, ông Phan Văn Hùng - Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), chủ trì hội nghị - cho biết đoàn công tác đã nghe báo cáo, tiếp nhận các tài liệu chứng cứ mới và đi kiểm tra thực địa khu vực này rồi báo cáo cho cấp trên. Tại buổi làm việc, 2 bên đã thống nhất cao sự cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương xác định khu vực chồng lấn. Đề nghị 2 tỉnh chủ động tổ chức các cuộc họp, hội nghị, đưa ra các phương án trên cơ sở phù hợp, thấu tình đạt lý. Đề nghị 2 tỉnh đổi mới tư duy trong giải quyết tranh chấp, không đặt nặng vấn đề “đất của anh hay đất của tôi” mà giao cho ai quản lý thì phù hợp với lợi ích quốc gia, lợi ích nhân dân. “Chúng tôi không mong muốn mình phải chủ trì để soạn thảo văn bản trình cấp trên rồi trình đến Quốc hội xem xét vì Quốc hội có rất nhiều việc để làm” - ông Hùng nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo