Song cũng chính ông Cang thừa nhận: “Đúng là có sự lãng phí về trợ giá!” mà nguyên nhân là tổ chức luồng tuyến chưa phù hợp, trùng tuyến, chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý lộ trình một cách sát sao.
ĐB Sen tiếp tục hỏi: “Nếu cứ đà này, TP sẽ tiếp tục trợ giá cả ngàn tỉ đồng 1 năm thì về lâu dài Sở GTVT có kế hoạch, chiến lược cho việc trợ giá chưa?”. Sau khi “đá” qua các dự án vận tải hành khách công cộng khác như Metro, Monorail để hỗ trợ cho xe buýt phát triển giao thông công cộng, ông Cang đáp: “Trước mắt, đến năm 2015 và có thể là 2020, chắc chắn chúng ta vẫn phải cần trợ giá để đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải hành khách công cộng”.
Ông Cang cũng thông tin thêm: “Trong khả năng tiếp cận hạn hẹp của tôi, tôi biết có rất nhiều quốc gia thực hiện trợ giá cho phương tiện công cộng. Chẳng hạn như Mỹ là 63%, Pháp là 57%, Anh 52%... và Singapore là nước châu Á nhưng nhà nước cũng hỗ trợ ban đầu cho xe buýt thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng. Còn TP HCM chúng ta mức trợ giá là 43% cơ cấu giá thành với tỉ lệ người sử dụng phương tiện công cộng là 11%”.
Trả lời vấn đề này một cách nhẹ nhàng, ông Cang chậm rãi: “Thực tế đây là điều mong mỏi của TP. Việc này đòi hỏi không chỉ đầu tư nhiều cho loại hình xe buýt mà cần phải đầu tư đồng bộ hệ thống vận tải hành khách công cộng”.
Kết lại phần trả lời chất vấn của giám đốc Sở GTVT, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm nhìn nhận: “Chúng ta có thể khẳng định hiệu quả trợ giá chưa cao. Ngân sách bỏ ra nhiều nhưng số lượng người sử dụng và chất lượng phục vụ chưa tương xứng. Do đó, đề nghị Sở GTVT sớm tiếp thu ý kiến ĐB để khắc phục trong năm 2014”.
Bình luận (0)