xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giữ hồn di tích (*): Chạy đua với thời gian

Minh Khanh

Còn hàng trăm công trình, cơ sở ở TP HCM được tiếp tục khảo sát, rà soát để có kế hoạch bảo tồn

Theo Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM, toàn TP có 165 di tích được xếp hạng, hơn 140 công trình - địa điểm thuộc đối tượng kiểm kê di tích đang hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích. Ngoài ra, còn hàng trăm công trình, cơ sở được tiếp tục khảo sát, rà soát để có kế hoạch bảo tồn.

Vốn thiếu, kỹ thuật yếu

Ông Lê Tôn Thanh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP, cho biết di tích chùa Giác Viên (quận 11) đã được TP ghi vốn thực hiện trong năm nay. Vốn trùng tu giai đoạn 1 là 40 tỉ đồng, có thể khởi công vào quý III/2015. Tổng chi phí toàn dự án mới khái toán đã lên đến hàng trăm tỉ đồng. Dự án trùng tu đình Thông Tây Hội (quận Gò Vấp) đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thông qua đề án, vốn khoảng 40 tỉ đồng, dự kiến tiến hành trùng tu trong năm nay. Ngoài ra, một số công trình chưa được xếp hạng nhưng thuộc đối tượng kiểm kê di tích nên theo Luật Di sản cũng phải ứng xử như di tích. Rất may, Tổng giáo phận TP HCM đã phối hợp rất chặt chẽ với Sở Văn hóa - Thể thao TP trong quy trình trùng tu công trình nhà thờ Đức Bà.

 

Nhà túc của đình Thông Tây Hội (quận Gò Vấp, TP HCM) xuống cấp nghiêm trọngẢnh: Hồng Nhung
Nhà túc của đình Thông Tây Hội (quận Gò Vấp, TP HCM) xuống cấp nghiêm trọngẢnh: Hồng Nhung

 

Ông Thanh cho biết Công ty Kiểm định xây dựng Sài Gòn vừa hoàn tất việc kiểm định công trình, Tòa Tổng Giám mục TP sẽ trình hồ sơ hoàn thiện để sở thẩm định và trình UBND TP vì công trình phải được UBND TP chấp thuận chủ trương mới tiến hành. Trong lúc đó, Tổng giáo phận TP tiếp tục sang Pháp để tìm kiếm lại các cơ sở sản xuất vật liệu như ngói, kính… Trường hợp các cơ sở này không còn sản xuất loại vật liệu thời đó, Tòa Tổng Giám mục TP sẽ mua lại kỹ thuật. Riêng 2 chóp tháp thì do người trong nước thi công sau này nên có thể sử dụng vật liệu của Việt Nam.

Trên thực tế, không phải công trình nào cũng may mắn được xúc tiến và chuẩn bị kỹ lưỡng quá trình trùng tu như nhà thờ Đức Bà. Khảo sát sơ bộ một số di tích, chúng tôi nhận thấy khá nhiều công trình nằm trong danh sách kiểm kê đã không đợi được đến ngày xếp hạng, như: di tích Huyện đội Thủ Đức, một số nhà cổ ở quận 9… đều đã bị “xóa sổ”. Phải chăng, các cơ quan chức năng đang đi chậm một bước trong quá trình trùng tu, bảo tồn các di sản của TP?

Theo ông Thanh, không chỉ công trình kiểm kê mà ngay cả nhiều công trình đã được xếp hạng cũng đã và đang xuống cấp trầm trọng, các cơ quan quản lý có một phần trách nhiệm nhưng quá nhiều lý do khách quan mà Sở Văn hóa - Thể thao TP phải “lực bất tòng tâm”. Công trình di tích ở

TP HCM có đặc trưng khác với các tỉnh, thành khác: chất liệu xây dựng công trình hầu hết là gỗ, đá, vôi… có tính chất không bền vững; tuổi đời trung bình từ 150-200 năm, một số công trình lên đến 300 năm nên hầu hết đã đến thời điểm hư hỏng. Từ năm 2007-2014, ngân sách TP đã chi khoảng 150 tỉ đồng để tu bổ 20 di tích lịch sử. Ngoài ra, TP cũng huy động từ nguồn xã hội hóa hơn 62 tỉ đồng để tu bổ 14 công trình, chủ yếu là các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.

Bên cạnh nguồn vốn thì kỹ thuật cũng là một vấn đề “đau đầu”. Đa phần công trình đều làm thủ công, từ vật liệu đến kỹ thuật, nên bắt buộc vật liệu và kỹ thuật trùng tu cũng phải làm thủ công vì nguyên tắc trùng tu là sử dụng vật liệu gần đúng chừng nào tốt chừng đó. Tuy nhiên, vì làm thủ công nên kỹ thuật không dễ gì học được, do đó việc trả lại giá trị ban đầu là rất khó. “Trung tâm bảo tồn di tích thuộc Sở Văn hóa - Thể thao TP ở đang làm chủ đầu tư một số dự án trùng tu di tích. Nhưng với năng lực như hiện nay, cao tay lắm thì mỗi năm chúng tôi làm được 5 công trình. Như vậy, cần đến khoảng 60 năm mới có thể trùng tu hết 300 công trình di tích hiện nay của TP” - ông Thanh nhận định.

Di tích phải “sống” được

PGS-TS Nguyễn Khởi, Hội Kiến trúc sư TP, cho rằng di sản không phải để đứng từ xa nhìn mà phải phục vụ cho đời sống, chẳng hạn các công trình tôn giáo hiện nay đang phục vụ rất tốt nhu cầu tự do tín ngưỡng, đời sống tâm linh. Do đó, người dân phải có trách nhiệm giữ gìn và đóng góp kinh phí duy trì, tu sửa các công trình đó. “Di sản trước hết phải tự “sống” được thì mới phát huy giá trị của công trình. Đây mới chính là ý nghĩa thực sự của việc trùng tu và bảo tồn di sản” - PGS-TS Khởi nói. Theo ông, điểm mấu chốt hiện nay là thiếu một chương trình tổng thể về bảo tồn di tích. Chương trình này cũng giống quy hoạch ngành, nó sẽ vạch ra hướng để phát huy giá trị di sản hay lên kế hoạch công trình nào sẽ trùng tu, bảo tồn trước, công trình nào làm sau… “Từ năm 2010, UBND TP đã giao Sở Văn hóa - Thể thao soạn thảo chương trình tổng thể này nhưng không hiểu sao đến nay vẫn chưa xong” - PGS-TS Khởi đặt vấn đề.

 

 

Tầm nhìn đến năm 2020

Ông Lê Tôn Thanh cho biết từ năm 2010, UBND TP đã giao Sở Văn hóa - Thể thao thực hiện đề án Nghiên cứu bảo tồn di tích trên địa bàn. Đề án có tính chất quy hoạch di tích trên địa bàn, trong đó hoạch định dài hạn về công tác tu bổ di tích. Do chưa có đề án này, việc thực hiện kế hoạch trong tu bổ di tích chưa được chủ động, phải đề xuất giải quyết từng công trình cụ thể theo đề nghị của quận, huyện hoặc tổ chức, cá nhân quản lý di tích... “Có rất nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan như kết quả rà soát và hiện trạng các công trình di tích liên tục thay đổi nên phải cập nhật, chưa đưa ra kết quả cuối cùng. Hiện nay, sở đang thực hiện đề án tầm nhìn đến năm 2020 và có thể đến năm 2016 mới trình UBND TP thẩm định, phê duyệt được” - ông Thanh thông tin.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo